THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA ĐÔNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Cập nhật lúc: 28/11/2020
Tháng 11 là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, khu vực phía Nam mưa nắng bất chợt, khí trời se lạnh vào buổi sáng sớm là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh như: Cảm cúm, viêm mũi dị ứng, sởi, chân tay miệng, viêm đường hô hấp hay trở nặng các bệnh mạn tính...
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI THỜI TIẾT
GIAO MÙA ĐÔNG 
VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH 

          Bệnh cúm

          Cúm là bệnh về đường hô hấp, lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.

           Bệnh sởi

           Bệnh sởi có các biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), chảy nước mũi; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não... dễ dẫn đến tử vong. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.

            Bệnh tay chân miệng

           Tay chân miệng cũng là bệnh phổ biến vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hằng năm, khi thời tiết biến đổi phức tạp. Bệnh do vi rút gây ra, triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là sốt.       

      Viêm mũi dị ứng

           Trong thời khắc giao mùa, những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm mũi dị ứng.

            Viêm đường hô hấp

            Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa là điều kiện cho các loại vi rút gây bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi... Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng có mầm bệnh. Biểu hiện thường gặp là người bệnh có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.

CÁCH PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH MÙA THU ĐÔNG

Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: Cúm, sởi, rubella, ho gà…).

Giữ ấm cơ thể: Thời điểm giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân.

Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.

Luyện tập nhiều hơn: Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác. 

            Giữ tâm trạng tốt: Việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Nhiều người có thể bị mất ngủ, đau đầu và rơi vào trạng thái tâm lý mất ổn định. Vì vậy, ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, cũng nên quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực./.                                                                                                                                                                                                                                                                                                   NGUỒN INTERNET

 

           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn