THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
KẾ HOẠCH Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm học 2024-2025
Cập nhật lúc: 18/04/2025
 
 

TRƯỜNG THPT GIỒNG RIỀNG

               TỔ SINH – CN - MT

 
 
 


Số: 02/KH-TCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 


                   Giồng Riềng, ngày 04 tháng 09 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

theo định hướng phát triển năng lực học sinh

năm học 2024-2025

 
 
 


        Căn cứ Công văn số 2809/SGDĐT-GDPT&GDTX, ngày 23/8/2024 của Sở GDĐT Kiên Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.

        Trường THPT Giồng Riềng xây dựng kế hoạch 198/KH-THPT đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh năm học 2024-2025.

         Tổ Sinh – CN - MT xây dựng kế hoạch 02/KH-TCM đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh năm học 2024-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

     -  Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục môn học linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh địa phương, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của nhà trường.

-      Nâng cao được kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của CT GDPT 2018 hiện hành do Bộ GDĐT ban hành.

-      Đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục.

-      Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong mỗi năm học không ít hơn thời lượng quy định trong CT hiện hành.

-      Nâng cao nhận thức của CBGV về đổi mới PPDH, KTĐG để giáo viên có nhu cầu và mong muốn đổi mới.

-      Vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả các thiết bị hiện có, phù hợp với đối tượng học sinh.

-      Thay đổi hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng tập trung thảo luận về kỹ thuật dạy các bài, các phần khó trong chương trình.

-      Đổi mới kiểm tra đánh giá, kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan theo hướng 60% kiến thức cơ bản, 40% kiến thức nâng cao.

II. NHỮNG VIỆC THỰC HIỆN

1.      Xây dựng chương trình dạy học:

            Tổ chuyên môn nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, xây dựng KHGD chi

tiết của môn học theo hướng chủ động lựa chọn, sắp xếp lại nội dung dạy học của bộ môn trong chương trình SGK, có thể bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp với địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường. Có thể cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của bộ môn thành những chủ đề theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; đồng thời xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

            Tổ/Nhóm chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong SGK. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.

2.      Dạy học theo chủ đề tích hợp và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn:

         Sau khi giáo viên được tham dự các lớp tập huấn về việc dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy học theo chuyên đề do các cấp tổ chức, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch để giáo viên thực hiện; giáo viên tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp do Bộ, Sở GDĐT tổ chức.

      Giáo viên xây dựng các câu hỏi trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng mở, yêu cầu học sinh phải biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. Chủ đề liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước, ví dụ: Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, Bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn nước, Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, Bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sống, Giới và bình đẳng giới, an toàn giao thông, sử dụng năng lượng hiệu quả...

     Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi KHKT, Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn do Bộ, Sở GDĐT tổ chức.

3.      Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục tích cực; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và thi khoa học, kỹ thuật …

     Căn cứ Thông số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021, giáo viên vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực. Kiểm tra, đánh giá không chỉ tập trung vào việc xem học sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra học sinh đó học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.

4.      Đổi mới quản lý hoạt động dạy học, giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả phát triển CT giáo dục nhà trường:

Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục theo các quy định hiện hành và theo Kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường; chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí… khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch; chú trọng việc dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm; chưa xếp loại giờ dạy, chưa thanh tra hoạt động sư phạm đối với những tiết áp dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học mới nếu giáo viên không có nguyện vọng được xếp loại, được thanh tra khi thực hiện.

Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, phân phối chương trình các môn học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nên ghi hình các tiết dạy và các cuộc họp, thảo luận/rút kinh nghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho đông đảo giáo viên trong và ngoài nhà trường tham khảo.

Tránh việc sinh hoạt hình thức, nặng về công tác hành chính, giải quyết sự vụ, sự việc; đi sâu vào chuyên môn như trao đổi kinh nghiệm qua các tiết dự giờ, thảo luận về nội dung các bài dạy khó, thảo luận chuyên đề, biên soạn đề kiểm tra,… Mỗi lần sinh hoạt CM có ít nhất một nội dung đi sâu về chuyên môn.

5.      Các biện pháp:

TT

Tên hoạt động

Biện pháp thực hiện

Phân công phụ trách

Thời gian

1

 

 

Kế hoạch giáo dục

- Xây dựng KHGD chi tiết dựa theo công văn 5512 của Bộ GD&ĐT phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

- Xác định các chủ đề dạy học, phân bổ thời gian và xác định PPDH, kỹ thuật dạy học sử dụng.

 

- TTCM GV trong tổ.

 

 

 

 

- TTCM và GV trong tổ.

Tháng     9/2024

2

 

 

Xây dựng nội dung và hình thức KTĐG theo Thông tư 22

- Xác định nội dung đánh giá KT, kỹ năng của HS để ra đề cương ôn tập và biên soạn đề kiểm tra có chất lượng tốt; xác định các nội dung để áp dụng hình thức tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, đánh giá không cho điểm.

- Xây dựng ngân hàng đề; ngân hàng câu hỏi; tiêu chí đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hành của HS.

- TTCM và GV trong tổ.

 

 

 

 

 

- TTCM và GV trong tổ.

 

 

Tháng     10/2024

3

Tổ chức SHCM theo hướng đổi mới

- SHCM đi sâu vào công tác chuyên môn 2 lần /1 tháng, công việc hành chính triển khai bằng văn bản.

- Hội thảo chuyên đề cấp tổ với các nội dung mới phù hợp với yêu cầu thi THPTQG, cần tăng cường góp ý, trao đổi.

- Xây dựng kế hoạch: Qua mỗi bài kiểm tra, giáo viên báo cáo chất lượng để có hướng điều chỉnh kịp thời trong ra đề kiểm tra và cách ôn tập.

- Trao đổi những bài dạy khó cả 3 khối trong những lần SHCM.

- Trong họp tổ, Tổ trưởng cần nắm chắc tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên trong tổ để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

- TTCM và GV trong tổ.

 

- TTCM và GV trong tổ.

 

 

- TTCM và GV trong tổ.

 

 

- TTCM và GV trong tổ.

- TTCM.

 

Theo định kì SHCM

4

Tổ chức dự giờ, trao đổi kinh nghiệm

 

- Lên kế hoạch dự giờ hội giảng, xếp giờ dự khoa học, người dự đúng thành phần, đổi mới cách nhận xét giờ dạy.

- Tổ chức góp ý giờ dạy ngay sau giờ dự, ghi tách bạch ưu điểm và hạn chế của giáo viên trong giờ dạy để học hỏi, rút kinh nghiệm.

 

- TTCM.

 

 

- TTCM và GV trong tổ.

 

 

 Tháng 10/ 2024 và tháng 3/2025.

5

Tổ chức hoạt động giáo dục

- Xác định chủ đề hoạt động;

- Triển khai thực hiện.

- Đánh giá, khen thưởng

- GV trong tổ

Hàng tháng

6

Tổ chức tham gia các cuộc thi

1. GV trong tổ ôn tập cho HS dự tuyển vào đội tuyển dự thi QG

2. Tham gia dự thi GVCN giỏi vòng trường.

3. GV trong tổ hoàn thành sản phẩm dự thi KHKT cấp tỉnh.

4. GV ôn tập để chuẩn bị cho HS thi vòng tỉnh lớp 10, 11.

 

1. Cô Sương

 

2. Bích

 

3. Cô Sương

 

4. Cô Thúy, cô Sương

1. Ngày 28,29/8/

2024.

 

2. Theo kế hoạch

3. Theo kế hoạch

4. Theo kế hoạch.

7

Kiểm tra, giám sát

 

- Kiểm tra HSSS của GV, sổ ghi đầu bài, sổ theo dõi đánh giá học sinh của GV, nhập điểm trên Vnedu...

- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình của giáo viên.

 

- TTCM.

 

 

- TTCM và giáo viên được thanh tra (Hạnh, thầy Năm , thầy Líl)

Hàng tháng

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.        Tổ trưởng chuyên môn tổ chức tốt việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ chuyên môn bằng cách nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tập trung vào việc trao đổi về kiến thức, phương pháp giảng dạy.

2.        GVCN có biện pháp quản lý tốt lớp chủ nhiệm, kết hợp chặt chẽ với GV bộ môn tạo ra một môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho học sinh. Có trách nhiệm và thận trọng, tế nhị trong việc nhận xét, đánh giá học sinh.

3.        GVBM xây dựng môi trường học tập thân thiện, kết hợp tốt các PPDH nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của học sinh; Biết cách hướng dẫn học sinh tự học.

Trên đây là kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm học 2024-2025 của tổ Sinh – CN - MT.

 

 

 

         DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG

TỔ TRƯỞNG

 

 

 

                   Ngô Kim Thúy

 

 


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn