THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Đừng chủ quan với bệnh cúm mùa và cách phòng bệnh.
Cập nhật lúc: 20/01/2024
Đau họng, đau đầu, hắt hơi, nghẹt mũi… là những dấu hiệu của bệnh cúm mùa mà ai cũng có thể nhận ra. Người dân vẫn xem đây là bệnh “đến mùa lại lên” nên thường tự mua thuốc về điều trị, chỉ khi bệnh trở nặng thì mới đi khám.

Bệnh cúm mùa có thể phòng được thông qua việc tiêm vaccine ngừa cúm hằng năm. Tiêm vaccine ngừa cúm rất có ý nghĩa trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay, đặc biệt là khi năm học mới bắt đầu.
Phòng, chống Cúm mùa

* Cúm mùa có thể gây tử vong

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới. Bệnh cúm do hơn 200 loại virus gây ra. Ở Việt Nam, bệnh cúm xảy ra quanh năm, do nhiều chủng virus gây ra, trong đó có 3 nhóm chính là cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó, các virus cúm A và B thường gây ra những đợt bùng phát bệnh ở người theo mùa (nên thường được gọi là cúm mùa). Cúm A thường gây ra các trường hợp bệnh nặng và có diễn tiến nghiêm trọng. Nhiều chủng virus trong nhóm này có thể gây dịch.Người bị mắc bệnh cúm thường có các biểu hiện rất dễ nhận biết như: ho, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng... Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận 600 ngàn đến 1 triệu ca cúm thường. Phần lớn các trường hợp bệnh cúm đều nhẹ, không cần điều trị đặc biệt. Do đó, đa số người dân đều xem bệnh cúm là bệnh “cảm mạo” thông thường và tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Việc ghi nhận số ca bệnh cúm là không thể đầy đủ bởi nhiều nguyên nhân: đây là bệnh lưu hành, các trường hợp bệnh nhẹ tự điều trị tại nhà không được thống kê, những người đã tiêm phòng vaccine cúm khi bị bệnh thường có triệu chứng nhẹ, thoáng qua nên không đi khám bệnh… Hệ thống giám sát chỉ ghi nhận thông tin về các tuýp virus gây bệnh, ghi nhận số trường hợp bệnh nặng.

* Phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm ngừa

Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay, rất có nguy cơ “dịch chồng dịch” gồm: cúm, sốt xuất huyết, Covid-19, thậm chí là cả bệnh đậu mùa khỉ. Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa, bệnh cúm dễ lây lan, phát triển. Thời điểm này cũng là lúc học sinh bắt đầu năm học mới, nguy cơ lây lan dịch bệnh càng tăng lên.

Bên cạnh đó, người dân cũng nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh khác như: hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm, chủ động đeo khẩu trang, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối…

                                                                                                         sưu tầm


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn