THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN MẠNG
Cập nhật lúc: 03/06/2023
 
 

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN MẠNG

DÀNH CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI SẮP THÀNH NIÊN

Không gian mạng thật tuyệt vời

Gần đây, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các em chưa thể quay trở lại trường học và hạn chế ra khỏi nhà, không tiếp xúc trực tiếp xúc với người khác ngoài các thành viên gia đình. Thật may, không gian mạng vẫn có thể giúp các em duy trì việc học tập, giải trí và giữ liên hệ với bạn bè.

Tuy nhiên không gian mạng cũng có nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn 

·       Thông tin xấu, độc: Trẻ em có thể bắt gặp nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi như bạo lực, khiêu dâm.

·       Xâm phạm đời tư: Thông tin, hình ảnh đăng tải hay chia sẻ có thể bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu như tung tin, lừa đảo, bêu riếu hay đe dọa các em.

·       Bắt nạt: Các em có thể bị cư dân mạng chế giễu, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý. Thậm chí các em có thể bị công kích, đe dọa hoặc xuyên tạc các thông tin hình ảnh có liên quan đến các em.

·       Xâm hại tình dục: Một số kẻ xấu tiếp cận, làm quen, và gạ gẫm trẻ em tham gia vào các hành vi như gửi tin nhắn đồi trụy hoặc chia sẻ hình ảnh, đoạn video nhạy cảm. Chúng có thể dùng những hình ảnh và tin nhắn này để ép buộc, đe dọa khiến các em phải vâng lời làm theo các yêu cầu khác.

Để tránh gặp phải những rắc rối khi sử dụng không gian mạng, các em cần:

1. Nói không: Không làm quen và trò chuyện với người lạ. Nếu đã lỡ kết bạn thì bỏ chế độ kết bạn và chặn người mà mình không quen biết ngoài đời thực. Không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng. Tuyệt đối KHÔNG chia sẻ thông tin, hình ảnh nhạy cảm, tâm trạng riêng tư.

2. Kiểm soát: Thoát khỏi chương trình, trang thông tin, phòng chat, xóa phần mềm ứng dụng, tắt máy tính hay điện thoại. Không chia sẻ vị trí định vị của bạn khi sử dụng các ứng dụng trên mạng.

3. Thông báo: Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô – người mà các em tin tưởng, gọi cho Tổng đài 111 về các rắc rối mà em gặp phải để được tư vấn, trợ giúp. Tuyệt đối không GIẤU KÍN rắc rối.

4. Kiềm chế: Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ, bình luận một nội dung, hình ảnh của người khác. Không nên a dua, có những bình luận ác ý, hay hành vi khiếm nhã khi tương tác trên không gian mạng, vì nên nhớ, các hành động của các em có thể ảnh hưởng xấu, gây đau khổ cho bạn bè và những người khác.

Để hỗ trợ con em mình tránh gặp phải những rắc rối khi hoạt động trong môi trường mạng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em cần:

TẠO NGUYÊN TẮC. Trao đổi với trẻ để cùng đưa ra nguyên tắc khi sử dụng Internet và điện thoại di động như:

- Không sử dụng điện thoại di động trong phòng ngủ

- kiểm soát thời gian các em sử dụng mạng cho mục đích giải trí

- Đặt các thiết bị truy cập mạng trong không gian dùng chung của gia đình

SỬ DỤNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

- Cài đặt thiết bị, phầm mềm chống, chặn, lọc, nội dung người lớn, xấu, độc, không phù hợp với trẻ em.

- Theo dõi lịch sử truy cập mạng hoặc sử dụng ứng dụng để kịp thời nhắc nhở, chỉ dẫn phù hợp

LƯU Ý: Việc sử dụng giải pháp công nghệ để khống chế, theo dõi hoạt động của con bạn nếu không khéo léo hoặc dựa trên sự đồng thuận dễ dẫn đến sự ngăn cách, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.

CÙNG TRAO ĐỔI, CHIA SẺ. Điều quan trọng nhất của mọi giải pháp, hãy trao đổi cởi mở, trò chuyện với con để:

- Biết được con thường truy cập, sử dụng nội dung nào và vì sao. Cung cấp cho con địa chỉ các trang web hữu ích với lứa tuổi.

- Hướng dẫn con cách kết bạn, giao tiếp.

- Hướng dẫn con cần chia sẻ với cha mẹ, thầy cô giáo ngay khi gặp rắc rối trên mạng.

Vũ Thị Mộng Thu – Tổ Tin học (Nguồn sưu tầm https://www.unicef.org)

 


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn