Nước có khối lượng nặng hơn dầu nên khi tiếp xúc với dầu, nước luôn chìm xuống phía dưới. Trong chảo dầu sôi, khi có vài giọt nước bám vào thức ăn đem rơi ra thì sẽ dẫn đến hiện tượng dầu bị nổ. Điều này là do các phân tử nước ở dưới đáy giọt nước, khi tiếp xúc với bếp dầu nóng sẽ ngay lập tức bị bốc hơi.
Hơi nước giãn nở đẩy phần còn lại của giọt nước lên, tạo ra tiếng nổ. Vì thế, khi chiên rán các món ăn, người ta tránh để nước rớt vào chảo dầu, dễ gây bỏng.
Như vậy, Loại tiếng nổ này hoàn toàn là do nước, trong trạng thái nhiệt độ cao, bị biến đổi đột ngột mà sinh ra.
Quá trình biến đổi đầu tiên là nước biến thành hơi nước. Chảo mỡ nóng thường là có nhiệt độ trên 200°C (đây là điểm sôi của mỡ). Khi giọt nước rơi vào chảo mỡ, ở nhiệt độ cao như vậy, giọt nước lập tức bốc hơi, biến thành hơi nước.
Quá trình thứ hai là giọt chất lỏng nhỏ bao bọc hơi nước xảy ra nổ tung. Do hơi nước nhẹ hơn mỡ, còn giọt nước lại nặng hơn mỡ, vì vậy quá trình bốc hơi của nước, sau khi hoàn thành ở bên dưới lớp mỡ, bong bóng hơi nước liền bắt đầu nổi lên. Một khi lên đến mặt mỡ, sự chênh lệch áp suất trong và ngoài của bong bóng khí liền dẫn tới sự nổ tung của bong bóng khí, làm bắn váng mỡ ra.