THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM PHẦN ĐỌC-HIỂU LỚP 12
Cập nhật lúc: 19/05/2023
Để góp phần nâng cao chất lượng bài thi môn Ngữ Văn trong kỳ thi TN.THPT thì học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn phải nắm vững các kĩ năng cơ bản, trong đó có kĩ năng Đọc hiểu.
 I. Yêu cầu chung:

- Xác định thời gian: Tối đa là 30 phút

- Đọc kĩ và gạch chân các yêu cầu của câu hỏi

- Trả lời theo từng câu hỏi mà đề bài yêu cầu. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau (Không nên để thời gian chết).

- Dẫn lại yêu cầu câu hỏi trước khi trả lời. Trình bày ngắn gọn( Có thể gạch đầu dòng)

II. Yêu cầu cụ thể:

1/ Cung cấp cho học sinh những dạng câu hỏi thuộc hai mức độ: Nhận biết- thông hiểu

1.1/ Dạng câu hỏi thuộc mức độ: Nhận biết

       Ở mỗi dạng câu hỏi, cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và hướng dẫn cách làm bài.

Ở mức độ nhận biết: Gồm các dạng câu hỏi:

1.      Dạng câu hỏi xác định phương thức biểu đạt.

2.      Dạng câu hỏi xác định phong cách chức năng

3.      Dạng câu hỏi xác định các thao tác lập luận trong văn nghị luận

4.      Dạng câu hỏi xác định  kiểu cấu tạo văn bản.

5.      Dạng câu hỏi xác định các phương thức biểu đạt

6.      Dạng câu hỏi tìm từ ngữ thuộc về một trường nghĩa cho sẵn

7.      Dạng câu hỏi xác định thể thơ    

* Cách trả lời dạng câu hỏi này: Dẫn lại yêu cầu câu hỏi trước khi trả lời

1.2/ Dạng câu hỏi thuộc mức độ: Thông hiểu

      Ở mức độ thông hiểu: Gồm các dạng câu hỏi:

1. Dạng câu hỏi yêu cầu nêu ý nghĩa, thông điệp, điều tâm đắc nhất…

- Dạng câu hỏi Nêu ý nghĩa; Học sinh trả lời được câu hỏi: Nói thế có ý gì? Nói thể để làm gì?

- Dạng câu hỏi  nêu thông điệp; Học sinh xác định được vấn đề được đề cập đến trong ngữ liệu và chọn một nội dung tâm đắc để trình bày.

       - Dạng câu hỏi  Điều tâm đắc nhất:Dựa vào nội dung và chọn một ý mình thích nhất- Lí giải tại sao mình thích?

2. Dạng câu hỏi thường bắt đầu từ những cụm từ: Anh/chị hiểu gì?/ Anh/chị hiểu thế nào?/ Theo anh/chị vì sao?

- Xác định từ ngữ then chốt và giải thích nghĩa(đen- bóng) và trả lời câu hỏi: Nói cái gì?

- Ý nghĩa của câu nói/ vấn đề được đề cập.

    * Cách trình bày:

        - Dẫn lại yêu cầu câu hỏi:

        - Viết theo các ý gạch đầu dòng cho rõ ràng, càng nhiều ý càng tốt.

  3. Dạng câu hỏi chỉ ra dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ/đoạn thơ:

- Học sinh cần xác định được từ ngữ, hình ảnh chứa biện pháp tu từ

- Yêu cầu nêu tác dụng. Học sinh dựa vào giá trị nội dung của câu thơ/đoạn thơ chứa biện pháp tu từ để trình bày.

  4. Dạng câu hỏi giải thích nội dung của câu thơ/đoạn thơ thông qua câu hỏi Anh/chị hiểu gì?/ Anh/chị hiểu thế nào?/ Theo anh/chị vì sao?

    - Giải thích từ ngữ và trả lời câu hỏi: Nói cái gì?(diễn suông lại câu thơ/đoạn thơ)

    - Ý nghĩa của câu thơ/đoạn thơ(trả lời câu hỏi: Nói thế có ý gì?).

* Lưu ý: Cách trả lời đối với câu hỏi dạng thông hiểu

- Dẫn lại yêu cầu câu hỏi trước khi trả lời

- Trình bày bằng cách gạch đầu dòng

- Trình bày càng nhiều ý càng tốt(ở mức độ vừa phải).

III. Ví dụ (Đề thi minh họa và thử nghiệm của Bộ giáo dục và đào tạo)

Ví dụ 1:

         Đọc đoạn trích sau vàthực hiện các yêu cầu:

Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ   để vượt qua thách thc, tận hưởng bầu

không khívàngm nhìn quang cảnh rng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao  để các em th

nhìn ngm thế gii ch không phải để thế gii nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm

giác đắm chìm trong Paris ch không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm

các em đã đi qua  t hào mình  con ngưi tng tri. Tập luyện những suy nghĩ độc lp, sáng

tạo vàtáo bạo không phải để mang li s thỏa mãn cho bản thân   để đem lại li ích cho 6,8

t người trên trái đất của chúng ta. Ri các em s phát hiện ra s thật  đại thúv những

kinh nghim trong cuộc sng mang lại, đó  lòng vị tha mới chính  điều tốt đẹp nht màcác em

th làm cho bản thân mình. Nim vui lớn nht trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em

nhận ra các em chẳng   đặc bit cả.

Bi tt cả mọi người đều như thế.

(Trích Bài phát biểu ti buổi l tt nghiệp trường trung học Wellesley

của thầy Hiệu trưởng David McCullough  Theo http://ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được s dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Anh/Ch hiểu thế nào về câu nói sau: Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ   để vượt

qua thách thức, tận hưởng bầu không khívà ngm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác gi cho rằng: Nim vui lớn nht trong cuộc đời thực ra lại đến

vào lúc các em nhận ra các em chẳng   đặc bit cả.”?

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên ý nghĩa nhất đối với anh/ch?

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là phương thức nghị luận

Câu 2: Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ   để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh” có thể hiểu là:

-  “Cắm cờ” là thể hiện niềm tự hào, là để thể hiện sức mạnh, đánh dấu thành tích.

- “Bầu không khí”, “quang cảnh rộng lớn xung quanh”: là thành quả sau cuộc hành trình gian khổ.

=> Ý nghĩa: Trong mỗi hành trình khó khăn, thử thách là để ta có cơ hội khám phá chính bản thân mình và khi vượt qua thử   thách, ta cũng chiến thắng chính mình. Đồng thời, vượt qua nó để tận hưởng những điều tốt đẹp- đó là một quan điểm sống tích cực, lành mạnh có sức mạnh cổ vũ rất lớn đối với mỗi chúng ta.

Câu 3: Tác gi cho rằng: Nim vui lớn nht trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả”, vì:

- Khi nhận ra mình “chẳng có gì đặc biệt cả” tức là các em hiểu rõ mình là ai, mình đang ở đâu, các em hiểu rằng thế giới ngoài kia kì vĩ, lớn lao, thú vị vô cùng. Và khi đó, các em sẽ có ý thức, có ham muốn, có niềm vui khi học hỏi, khám phá và chinh phục thế giới.

Câu 4: Có thể lựa chọn thông điệp về ý nghĩa của vượt lên thử thách hay về sự khiêm tốn.

 

Ví dụ 2:

        Đọc đoạn trích sau vàthực hiện các yêu cầu:

“Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ”.

                       (Trích bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford năm 2005).

Câu 1. Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động viên, khích lệ.

Câu 2. Anh/Ch hiểu thế nào về câu Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn ”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác gi cho rằng: Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý?

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên ý nghĩa nhất đối với anh/ch?

Hướng dẫn

Câu 1: Hs nêu được 05 trong số các cụm từ: đừng mất lòng tin; đừng bỏ cuộc; hãy cố gắng; hãy tiếp tục; hãy yêu việc mình làm; đừng từ bỏ…

Câu 2: Hs có thể trả lời theo các ý sau:

- Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.

- Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến cho chúng ta thất bại.

Câu 3: Tham khảo các câu trả lời sau:

Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là một công việc hoặc một con người. Đó là công việc/ con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó, chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.

Câu 4: Một số thông điệp:

- Phải luôn có niềm tin vào những việc mình làm

- Phải yêu quý những công việc mình làm

- Không được bỏ cuộc khi thất bại

- Hãy kiên trì và cố gắng liên tục.

 

Ví dụ 3:

Đọc đoạn trích sau vàthực hiện các yêu cầu:

Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.

Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về - có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.

Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp có thể tàu đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn.Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.

Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.

Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài toán khó này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp. Số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.

                                                            (Trích Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi).

Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?.

Câu 2. Theo anh/ch mục đích chính của người viết qua câu chuyện này là gì?

Câu 3. Những cách làm (để được ăn cá tươi) cho anh/chị thấy điều gì ở người Nhật Bản?

Câu 4. Từ câu chuyện người Nhật Bản thích ăn cá tươi, hãy rút ra cho mình 01 bài học có ý nghĩa nhất?

Hướng dẫn

Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức tự sự

Câu 2: Hs có thể nêu một trong hai mục đích

- Ca ngợi óc thông minh, sáng tạo và sự kiên trì của người Nhật.

- Động viên, khích lệ mọi người sáng tạo và kiên trì trong công việc.

Câu 3: Những cách làm (để được ăn cá tươi) cho thấy, người Nhật Bản rất thông minh, sáng tạo và kiên trì.

Câu 4: Bài học có ý nghĩa nhất ( có thể là bài học về sự kiên trì hoặc luôn cố gắng, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm.

Ví dụ 4:

Đọc  bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

Đứa bé đang lẫm chẫm  muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 

*

*      *

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

                                                        (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2. Giải thích nhan đề “Nơi dựa” của bài thơ.

Câu 3. Hai phần của bài thơ có gì giống nhau?

Câu 4. Các hình ảnh em bé và bà cụ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về “nơi dựa” của con người trong cuộc sống?

Hướng dẫn

Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu cảm

Câu 2: Giải thích nhan đề: “Nơi dựa”- chỗ(nơi, vị trí, người, vật) để ta tựa vào nhằm có thêm sức mạnh(cả vật chất lẫn tinh thần). Nơi dựa trong bài thơ là nơi dựa về mặt tinh thần, tình cảm của mỗi con người.

Câu 3: Hai phần của bài thơ có cấu trúc và hình tượng tương tự như nhau. Cụ thể:

- Số lượng câu thơ ở mỗi phần như nhau.

- Mỗi phần đều có hai hình tượng nghệ thuật cùng làm nổi bật chủ đề của bài thơ.

Câu 4: Các hình ảnh em bé và bà cụ gợi cho ta suy nghĩ gì về “nơi dựa” của con người trong cuộc sống:

- Hình ảnh em bé và bà cụ cho thấy trong cuộc sống, nhiều khi “nơi dựa” vững chắc cho mỗi người không phải là những người trẻ, khỏe, đầy đủ về vật chất…mà lại chính là những người có vẻ yếu đuối, bé nhỏ, mong manh(như em nhỏ, người già,…).

- “Nơi dựa” thực sự của mỗi người chính là nơi chúng ta tìm thấy sự bình tâm, niềm tin tưởng, sự bình yên…để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

 

 


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn