THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG KỲ THI TN.THPT
Cập nhật lúc: 19/12/2023
Cùng với tình hình chung của xã hội, vấn đề học tập môn Ngữ Văn của nhà trường hiện nay đang là vấn đề đáng quan tâm của mọi người, nhất là giáo viên dạy môn học này và áp lực càng nặng nề hơn đối với giáo viên dạy 12. Bởi vì tỉ lệ Tốt nghiệp bộ môn ở những lớp do mình đảm nhận là thước đo đánh giá quá trình giảng dạy của bản thân. Thế nhưng, học sinh hiện nay lại thờ ơ với môn Ngữ Văn ngày càng nhiều. Nhằm giúp học sinh yếu biết cách nắm được kiến thức cơ bản, những kĩ năng cần thiết khi làm bài, nâng cao ý thức học tập của các em, chúng ta cần tiến hành các bước sau:
 1. Bám sát cấu trúc đề thi và hướng dẫn chấm. Đầu năm, giáo viên nên dành thời gian để giới thiệu cho các em cấu trúc đề thi, đáp án, thang điểm  và hướng dẫn chấm. Để từ đó, hướng dẫn học sinh cách học cho phù hợp, cách làm bài để đạt kết quả tốt. Đề thi gồm hai phần:

Phần một: Đọc hiểu, đề cho ra một ngữ liệu ngắn, thường là ngữ liệu ngoài sách giáo, thuộc văn bản nhật dụng hoặc văn bản nghệ thuật, độ dài khoảng 150-300 chữ và trả lời bốn câu hỏi gồm các mức độ: Nhận biết-thông hiểu-vận dụng thấp.

Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống lại các dạng câu hỏi ở các mức độ:

Mức độ

Các dạng câu hỏi

Nhận biết

- Nhận diện thể loại văn bản nghệ thuật

- Nhận diện các biện pháp tu từ và giá trị của chúng trong ngữ liệu

- Nhận diện các phương thức biểu đạt

- Nhận diện phong cách chức năng

- Nhận diện các thao tác lập luận

- Nhận diện Cách thức liên kết/ hình thức liên kết văn bản

Thông hiểu

- Khái quát chủ đề/ nội dung chính/vấn đề chính mà văn bản đề cập.

- Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu trong văn bản( anh chị hiểu như thế nào/ tại sao/ theo tác giả)

- Hiểu được quan điểm, tư tưởng của tác giả

- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng/ hiệu quả của việc sử dụng thể loại/ thao tác lập luận/từ ngữ/chi tiết/hình ảnh/biện pháp tu từ,…trong văn bản.

- Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ/truyện/kịch/kí…) hoặc một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản.

Vận dụng

- Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/tình cảm/thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.

- Nhận xét về một giá trị nội dung/ nghệ thuật của văn bản.

- Rút ra bài học về tư tưởng/nhận thức

- Rút ra thông điệp cho bản thân.

 Sau đó, ở mỗi dạng câu hỏi, chúng ta hướng dẫn học sinh cách trả lời: Dẫn lại yêu cầu câu hỏi trước khi trả lời; ở mỗi dạng câu hỏi cần trả lời sao cho hợp lí. Trong đề thi, câu 1 và câu 2, mỗi câu chỉ có 0.5 điểm nên trình bày ngắn gọn, đúng yêu cầu, không cần lí giải. Câu 3 và câu 4 thuộc mức độ thông hiểu và vận dụng nên cần lí giải nhưng hết sức ngắn gọn và trình bày thành ý bằng cách gạch đầu dòng, trả lời tối thiểu là 02 ý (nhưng không quá 4 ý).

Phần hai: Làm văn gồm hai câu. Câu 01 viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề/ nhận định được nêu ra từ phần Đọc-hiểu.

Ví dụ, đề thi TN.THPT  yêu cầu t nội dung đoạn trích phn Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy ng v ý nghĩa ca s thấu cảm trong cuộc sng.

Đáp án và thang điểm:

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

0.25

T sinh th trình bày đon văn theo cách din dch, quy np, tng - phân - hp, móc ch hoăc song hành.

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0.25

Ý nghĩa ca s thấu cảm trong cuộc sng

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

    T sinh lựa chọn các thao tác lp luận phù hợp đ triên khai vân đê nghi luân theo nhiêu cách nhưng cn làm ý nghĩa ca sự thấu cm đối với cá nhân và hội, có thể theo các hướng sau:

1. 0

- Sự  thấu cm bi đp lòng nhân ái, giúp con người biết sống yêu thương, biết chia s và trách nhim.

- S thấu cảm to nên mối quan h thân thiện giữa người với ni, giúp cho hội tốt đẹp n.

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

      Đảm bảo chuẩn chính ta, ng nghĩa, ng pháp tiếng Vit.

 

d. Sáng tạo

0.25

   cách diễn đạt mới mẻ, th hin suy ng sâu sắc v vn đ nghị lun

 

Với hướng dẫn chấm như trên, chúng ta thấy, yêu cầu kĩ năng cơ bản là 0.75 điểm, triển khai vấn đề được 1.0 điểm, sáng tạo là 0.25 điểm. Như vậy, với câu nghị luận xã hội, nếu hướng dẫn tốt thì các em học sinh yếu có thể làm được tối thiểu là 1.25 điểm. Muốn vậy, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh như sau:

Một là đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn, nghĩa là phải có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Nên hướng dẫn cho học sinh quen với kiểu kết cấu diễn dịch; đảm bảo yêu cầu về dung lượng, có thể dao động khoảng 250 chữ.

Hai là hướng dẫn học sinh viết đoạn: Câu mở đoạn cần giới thiệu trực tiếp và khẳng định vấn đề nghị luận, ghi lại nhận định (nếu vấn đề nghị luận là nhận định). Các câu ở thân đoạn, giáo viên định hướng cho học sinh bám sát vào vấn đề nghị luận để bàn luận. Thực ra thì, đoạn văn nghị luận nhằm chỉ giải quyết một khía cạnh của bài. Vì thế để tránh lối viết lan man, dài dòng, giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu hỏi “tại sao?” và tự trả lời xoay quanh vấn đề nghị luận. Còn câu kết đoạn thì phải rút ra được bài học nhận thức và hành động.

Ví dụ, với đề bài viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy ng v ý nghĩa ca s thấu cảm trong cuộc sng thì câu mở đoạn chỉ cần hướng dẫn các em viết “Sự thấu cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống” là được. Để triển khai các câu ở phần thân đoạn, hướng dẫn các em đặt câu hỏi “Tại sao thấu cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống?”, sau đó tự trả lời. Còn câu kết đoạn thì hướng học sinh nhận thức được vấn đề nghị luận và liên hiện đến bản thân. Nếu làm được như vậy thì đoạn văn ngắn gọn, đáp ứng đúng yêu cầu đề bài, rõ ý, không lan man và ít nhất cũng đạt được 1.25/2.0 điểm.

Câu hai của phần làm văn là nghị luận văn học, chiếm 50% số điểm trong bài thi. Để giúp học sinh yếu đạt được 2.5 điểm là điều mà các em hoàn toàn làm được. Trước hết là giáo viên cung cấp những yêu cầu cứng về kĩ năng- nghĩa là nếu đảm bảo được các yêu cầu này là các em có điểm.

Nghị luận văn học

5.00

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0.25

    Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0.5

     

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đánh giá được vấn đề.

 

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

- Triển khai vấn đề:

- Đánh giá chung

0.5

2.5

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

      Đảm bảo chuẩn chính tả, ng nghĩa, ng pháp tiếng Vit.

 

d. Sáng tạo

0.5

      cách diễn đạt mới mẻ, th hin suy ng sâu sắc v vn đ nghị lun

 

Như vậy, những phần mà có thể hướng dẫn học sinh yếu làm được là: Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận(0.25 điểm), xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm), giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (0.5 điểm). Nếu các em làm quen được các bước này thì chắc chắn được 1.25 điểm. Còn phần triển khai vấn đề nghị luận hướng dẫn học sinh có được 1.25 điểm là hoàn toàn làm được. Để giúp học sinh triển khai đúng vấn đề nghị luận, giáo viên cần cung cấp cho các em tất cả các dạng đề thường gặp. Mỗi dạng đề khái quát dàn ý chung.

2. Hướng dẫn học sinh khắc sâu kiến thức. Ở mỗi phần trong đề thi, giáo viên lưu ý học sinh phải nắm bắt được những yêu cầu cơ bản:

Đối với phần Đọc – hiểu, giáo viên giúp học sinh phân biệt được những kiến thức mà các em học sinh yếu hay nhầm lẫn. Những kiến thức hay nhầm lẫn là khó phân biệt: Giữa phương thức nghị luận và thuyết minh; giữa phong cách ngôn ngữ báo chí và chính luận; ẩn dụ và hoán dụ... Cho nên khi hệ thống kiến thức, cần giúp các em biết cách nhận diện được những trường hợp như thế. Chẳng hạn, khi câu hỏi đề cập đến phương thức biểu đạt, nếu các em phân vân không biết là phương thức nghị luận hay thuyết minh thì chỉ cần lưu ý: Nếu là nghị luận thì người viết bày tỏ quan điểm, tư tưởng  rất rõ, còn thuyết minh thì làm rõ đặc điểm cơ bản của một sự vật, hiện tượng, cung cấp tri thức khách quan về đối tượng.

Đối với câu nghị luận xã hội, các em thường viết lan man, dài dòng. Vì vậy, bài viết của các em thường viết quá giới hạn về dung lượng nhưng không đáp ứng được yêu cầu cho nên điểm cho câu này không cao. Thế nên, giáo viên chỉ lưu ý học sinh mấy vấn đề sau: Cần xác định rõ vấn đề nghị luận theo hướng tích cực hay tiêu cực, xoay quanh vấn đề nghị luận mà bàn luận.

Chẳng hạn, đề yêu cầu viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ”. Với đề trên, học sinh cần xác định được vấn đề nghị luận là bàn về tình cảm cao thượng theo hướng tích cực, các câu thân đoạn thì tập trung làm rõ ý nghĩa của tình cảm cao thượng( tại sao nói tình cảm cao thượng giúp con người sống thanh thản? Tại sao nói tình cảm cao thượng có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ?).

Đối với câu nghị luận văn học, chủ yếu hướng dẫn học sinh nắm được dàn ý khái quát của từng dạng đề, nắm được các ý có điểm trực tiếp và lưu ý các em phải rèn luyện thành thói quen. Chẳng hạn như dạng đề nghị luận một ý kiến bàn về tác phẩm văn học, ngoài việc giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận( ghi lại ý kiến) thì phần thân bài phải có ý giải thích ý kiến để rút ra vấn đề nghị luận. Còn đối với kiến thức văn học, giáo viên lưu ý học sinh cần nắm được những nét cơ bản về tác giả (vị trí- phong cách) để vận dụng khi mở bài. Hướng dẫn học sinh khắc sâu kiến thức văn học bằng sơ đồ tư duy.

3. Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu

Sau khi đã xác định được những học sinh yếu, giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh khá, giỏi giúp đỡ những học sinh yếu để giúp những em này tiến bộ. Hình thành từng cặp, học sinh khá, giỏi sẽ giúp đỡ học sinh yếu. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh.

Trên lớp, trong giờ luyện tập, thực hành hay tiết tự chọn, giáo viên xếp hai học sinh này ngồi cạnh nhau. Nhiệm vụ của em học sinh khá, giỏi này sẽ hỗ trợ, nhắc nhở bạn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Về nhà, phải thường xuyên nhắc nhở bạn phải làm bài, học bài theo yêu cầu của giáo viên.

  4. Đề cao và ưu tiên cho thực hành luyện tập: Ưu tiên thực hành là yêu cầu đặc thù của môn Ngữ Văn nhằm giúp các em làm tốt bài kiểm tra, thi cử.

Hàng tuần, giáo viên sẽ giao bài tập cho học sinh phải hoàn chỉnh một đề thi theo cấu trúc của đề thi TN.THPT. Giáo viên phải tập cho học sinh cách phân tích đề thi, phân bố thời gian cho từng phần. Riêng đối với câu nghị luận văn học, lúc đầu, giáo viên lập dàn chi tiết và yêu cầu học sinh dựa vào dàn ý để triển khai thành bài văn. Đến khi các em có kĩ năng rồi thì chỉ ra đề và các em tự giải quyết. Bài tập về nhà, giáo viên cần phải cho đa dạng để bao quát các dạng câu hỏi và cho theo mức độ khó dần.

Trong những tiết luyện tập, tự chọn trên lớp, giáo viên tập trung giải quyết phần Đọc-hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội. Sau khi cho bài tập, giáo viên gọi bốn em học yếu lên bảng, hai em trả lời phần Đọc-hiểu, hai em viết đoạn văn. Còn những em khác, giáo viên giao cho những em khá giỏi hỗ trợ. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo thời gian qui định. Sau khi các em đã hoàn thành xong, giáo viên sửa chữa, nhận xét. Trong quá trình nhận xét, chúng ta gọi học sinh yếu nhắc lại những kiến thức có liên quan.

Thường xuyên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo cấu trúc và thời gian thi THPT Quốc gia. Một mặt là để các em không bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Mặt khác, làm như vậy để các em biết được mình còn hạn chế chỗ nào mà khắc phục. 

Nếu việc làm này duy trì thường xuyên thì những em học yếu sẽ cải thiện tốt việc học tập của mình và chắc chắn đến kì thi THPT Quốc gia, bài thi của các em đạt được kết quả như mong đợi.

5. Gắn việc giao bài tập cho học sinh với việc kiểm tra, đánh giá:

Không nên giao bài tập cho học sinh rồi bỏ qua khâu đánh giá, vì như thế các em sẽ không nhiệt tình làm bài. Khi chấm bài cho học sinh, giáo viên cần phải sửa các lỗi của các em thật kĩ, chỉ ra nguyên nhân sai và hướng khắc phục. Có như vậy, các em mới biết mình sai chỗ nào mà sửa chữa. Đồng thời, các em mới nhận thấy sự nhiệt tình, tận tụy của giáo viên. Từ đó mà các em sẽ cố gắng thay đổi bản thân trong học tập.

Cần phải linh hoạt trong cách đánh giá học sinh: Giáo viên đánh giá và cho điểm khuyến khích học sinh nếu như bài làm đạt yêu cầu; học sinh đánh giá lẫn nhau dựa trên tiêu chí đã cho, sau đó giáo viên chịu khó xem lại tất cả bài của các em.

6. Hướng dẫn học sinh khi làm bài thi.

Thời gian cho kì thi THPT Quốc gia chỉ là 120 phút. Nếu không biết cách làm, học sinh nhất là những học sinh yếu sẽ không hoàn thành bài thi. Thường các em mất nhiều thời gian cho phần Đọc-hiểu và câu nghị luận xã hội. Còn câu nghị luận văn học, mặc dù chiếm 50% số điểm nhưng các em lại không hoàn thành hoặc nếu hoàn thành thì viết rất sơ sài. Vì vậy, để đảm bảo cho bài viết, cần hướng dẫn các em một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, xác định nội dung. Khi phát đề, các em cần: Đối với phần Đọc-hiểu, đọc kĩ yêu cầu câu hỏi trước khi đọc ngữ liệu; gạch chân những từ ngữ then chốt. Từ đó, xác  định yêu cầu của từng câu hỏi mà đề bài yêu cầu; nhẩm lại các kiến thức có liên quan quan đến bài thi, và ghi lại trong giấy nháp; phác họa dàn bài sơ lược đối với câu nghị luận văn học.  

Thứ hai, cần phân bố thời gian hợp lí cho từng phần. Thông thường, khi làm bài, các em có thói quen câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Với cách làm như vậy, gặp những câu hỏi ở mức độ hiểu, vận dụng, câu nghị luận xã hội, các em sẽ mất rất nhiều thời gian. Đến câu nghị luận văn học – là câu nhiều điểm- sẽ không đủ thời gian để làm bài. Như vậy bài làm sẽ bị mất điểm. Vì vậy, ở mỗi phần, các em cần phân bố thời gian cho hợp lí: Đối với phần Đọc – hiểu có thể phân bố khoảng 25 phút; đối với câu nghị luận xã hội thì có thể phân bố khoảng 30 phút; câu nghị luận văn học  thì có thể phân bố khoảng 60 phút.


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn