THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Hướng dẫn cách làm bài nghị luận văn học 12
Cập nhật lúc: 19/03/2023
Để làm tốt câu nghị luận văn học trong cấu trúc đề thi TN THPT, học sinh phải nắm được kĩ năng làm bài. Học sinh phải xác định được kiểu bài, cách triển khai và phân bố thời gian hợp lí
 HƯỚNG DẪN

CÁCH LÀM PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 12

I. Yêu cầu chung:

- Xác định thời gian: Tối đa là 70 phút

- Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề nghị luận

- Xác định đề cho ra thuộc dạng nào?

- Phác họa dàn bài khái quát cho đề bài

II. Yêu cầu cụ thể:

1/ Cung cấp cho học sinh các dạng đề nghị luận văn học thường gặp:

1.1/ Các dạng nghị luận về thơ:

- Dạng nghị luận về một đoạn thơ

- Dạng nghị luận về một đoạn thơ; từ đó nhận xét về nội dung hoặc nghệ thuật

- Dạng bình luận hai ý kiến bàn về tác phẩm văn học

- Dạng nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm văn học

1.2/ Các dạng nghị luận về văn xuôi:

 - Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; từ đó nhận xét về nội dung hoặc nghệ thuật

 - Nghị luận về một khía cạnh của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

- Nghị luận về đoạn văn (hay một cảnh tượng, chi tiết đặc sắc)

- Dạng phân tích tình huống truyện

- Dạng phân tích giá trị nhân đạo-giá trị hiện thực- khuynh hướng sử thi- cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm văn học.

 - Dạng đề so sánh

 - Dạng bình luận hai ý kiến bàn về tác phẩm văn học

- Dạng nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm văn học

2/ Hướng dẫn học sinh viết bài theo hướng dẫn chấm thi:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đánh giá được vấn đề.

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

- Triển khai vấn đề:

- Đánh giá chung

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

    3/ Hệ thống lại những kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm

      - Giáo viên cần khái quát lại những kiến thức cơ bản về: Tác giả; tác phẩm(nội dung và nghệ thuật).

- Hệ thống kiến thức dựa trên quyển Chuẩn kĩ năng kiến thức. Có thể hệ thống theo sơ đồ tư duy.

4. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức văn học vào làm văn:

Mỗi tác phẩm, giáo viên cho ra nhiều dạng đề và yêu cầu học sinh lập dàn ý cho từng dạng đề cụ thể.

Chẳng hạn, bài Tây Tiến, giáo viên cho ra các dạng đề:

- Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

……………………………….

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

- Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

……………………………….

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

- Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến

- Bức tranh thiên nhiên trong bài Tây Tiến

- Bút pháp lãng mạn…..

- V hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

        Từ cảm nhận của mình v hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên

   - “Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn, cái đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy”

                        (Trần Lê Văn- Quang Dũng, Tác phẩm chọn lọc,1998)

   Anh/chị hãy phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ nhận xét trên.

 

- Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

”Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

.........................................................

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Từ đó, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về lí tưởng của thế hệ trẻ trong cuộc sống hiện nay

5. Tăng cường luyện tập:

- Trên lớp, giáo viên yêu cầu học sinh lập được dàn ý; ôn lại kiến thức.

- Về nhà, giáo viên giao cho học sinh viết bài hoàn chỉnh.


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn