THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
BÁO CÁO THAM LUẬN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
Cập nhật lúc: 11/05/2022
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí để đánh giá chất lượng dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi các môn xã hội nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng ở nhà trường gặp không ít những khó khăn
 BÁO CÁO THAM LUẬN

KINH NGHIỆM  BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

                                                  MÔN NGỮ VĂN                                                        

Kính thưa quý vị đại biểu và toàn thể hội nghị

Tôi tên: Phan Văn Út, giáo viên môn Văn trường THPT Giồng Riềng

Trong không khí long trọng của Hội nghị điển hình tiên tiến hôm nay, lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới quí vị đại biểu, toàn thể Hội nghị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.

Kính thưa quí vị! Tôi rất vinh dự và tự hào khi được thay mặt những đồng nghiệp của mình được tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 của trường THPT Giồng Riềng, nhân buổi Hội nghị hôm nay, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn.

I. Đặt vấn đề:

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí để đánh giá chất lượng dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi các môn xã hội nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng ở nhà trường gặp không ít những khó khăn:

Thứ nhất, nguồn tuyển chọn học sinh giỏi không phong phú( những học sinh có năng lực thật sự thì ít chịu chọn môn Văn, những em đăng kí ôn thì năng lực còn hạn chế,....).

Thứ hai, tác động nhiều từ phụ huynh.

Thứ ba, thời gian tập trung ôn còn nhiều khó khăn….

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm của nhà trường, sự nỗ lực của các tổ bộ môn, việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Giồng Riềng đã đạt nhiều kết quả đáng tự hào, trong đó có môn Ngữ Văn. Từ năm 2015-2019, tổ Ngữ Văn đạt nhiều giải học sinh giỏi cấp tỉnh, có học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Riêng bản thân, từ năm 2015 đến nay đã bồi dưỡng và đạt được 10 giải học sinh giỏi cấp tỉnh( 01 giải Nhì, 05 giải Ba, 04 giải Khuyến khích) và 03 giải Khuyến khích Olympic 11; tất cả những học sinh mà bản thân bồi dưỡng đều đạt giải.

II. Một số kinh nghiệm:

Để đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự giúp đỡ của nhà trường, những kinh nghiệm quý báu của các môn khác, tổ bộ môn và sự tìm tòi của riêng mình. Trên cơ sở đó, bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm sau đây:

Một là phát hiện và tạo nguồn:

         Để phát hiện học sinh giỏi Văn, chúng tôi thường tiến hành theo các bước sau:

  Thứ nhất nắm bắt được thông tin học sinh giỏi ở cấp THCS.

 Thứ hai, tổ chức thi tuyển chọn học sinh giỏi vòng trường. Điều quan trọng của việc tổ chức thi là ở khâu ra đề( Đề ra làm sao phải đánh giá được khả năng nắm kiến thức, khả năng tư duy, khả năng sáng tạo, lối hành văn như thế nào,........)

Thứ ba, trong quá trình dạy học, chúng ta cần phải kết hợp với giáo viên trực tiếp dạy để phát hiện thêm những em có năng khiếu để động viên, khuyến khích các em tham gia ôn luyện.

Hai là kế hoạch bồi dưỡng:

Căn cứ vào kế hoạch tổ chức thi học sinh giỏi của Sở giáo dục và Kế hoạch của Hội đồng bộ môn, tình hình thực tế của nhà trường, giáo viên cần lên kế hoạch cụ thể:

- Thời gian ôn: Dù rằng kế hoạch của nhà trường là chỉ dạy 60 tiết/năm học. Nhưng để ôn tập có hiệu quả thì chúng ta cần phải có khoảng thời gian nhiều hơn.

- Kế hoạch bồi dưỡng: Cung cấp kiến thức - hướng dẫn tự học - rèn luyện kỹ năng. Mỗi phần, cần có thời gian cụ thể để giáo viên chủ động trong việc ôn tập.

Ba là phương pháp bồi dưỡng:

- Trước hết, cho học sinh tham khảo các bài văn hoàn chỉnh. Từ đó, yêu cầu học sinh xác định vấn đề nghị luận, lập dàn ý và nhận xét cách diễn đạt. Mục đích cho các em xem các bài tham khảo là giúp các em học được cách diễn đạt, cách cảm nhận và ít nhiều cũng học hỏi được cách làm bài.

- Thứ hai là cung cấp kĩ năng làm, kiến thức văn học, lí luận văn học.

- Thứ ba, sau khi cung cấp tất cả các kiến thức cơ bản thì tiến hành luyện đề. Phải đa dạng trong cách luyện đề.

- Khi các em nắm vững kĩ năng, nắm chắc kiến thức thì chúng ta cho các em tư duy đề. Trong một buổi, chúng ta có thể cho các em tư duy khoảng 4-5 đề.

- Giao bài tập cho các em hàng tuần. Ít nhất là 02 bài/tuần.

- Giáo viên phải chấm và sửa bài cụ thể cho học sinh để chỉ ra những chỗ hạn chế để các em sửa chữa. Cho các em đọc bài lẫn nhau rồi nhận xét, từ đó giúp các em học hỏi lẫn nhau.

- Đa dạng trong hình thức ôn: Ôn trực tiếp hoặc thông qua Zalo, Facebook.

Bốn là khơi dậy niềm đam mê ở các em.

- Vì chỉ có đam mê thì các em mới dành hết tâm huyết, không ngừng tìm tòi và sáng tạo. Thực tế, nhiều thế hệ học sinh giỏi môn Văn đều chọn ngành nghề thuộc khối tự nhiên.

- Để khợi gợi niềm đam mê nhưng không làm ảnh hường đến việc chọn ngành nghề, chúng ta phải tạo được niềm tin đối với các em.

   Kính thưa quí vị đại biểu!

      Trên đây chỉ là những kinh nghiệm mang tính chủ quan và mang tính đặc thù của bộ môn. Vì thế không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của quý đại biểu, thầy/cô để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn nói riêng và của trường chúng ta nói chung luôn đạt được kết quả năm sau cao hơn năm trước.

     Cuối cùng xin kính chúc quí vị đại biểu, quý vị khách quí sức khỏe, hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.




           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn