THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia kỳ thi TN THPT quốc gia môn địa lí
Cập nhật lúc: 13/06/2018
Nhằm giúp các em học sinh khối 12 trang bị tốt kiến thưc và kĩ năng ôn tập, khai thác Atlat Địa lí trong kì thi THPTQG 2018

Hình ảnh chỉ magn tính chất minh họa

Trước năm 2015, ở nước ta tồn tại song song hai kỳ thi: Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng bằng hình thức thi tự luận. Đến nay ngoài việc sát nhập hai kỳ thi thành một, hình thức thi đã có sự thay đổi từ hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm khách quan đối với các môn học: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD và Ngoại ngữ. Riêng đối với bộ môn Địa lí, đây là vấn đề gây ra nhiều khó khăn đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn.

Trước đây, trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi quyển Atlat Địa lí Việt Nam được xem là một công cụ rất quan trọng hỗ trợ rất nhiều cho học sinh làm tốt bài kiểm tra hoặc bài thi bằng hình thức tự luận, thậm chí quyển Atlat Địa lí Việt Nam được xem là một công cụ cứu cánh giúp các em có thể vượt qua kỳ thi TNTHPT một cách khá dễ dàng. Do đó việc dạy và học bộ môn địa lí luôn gắn liền với quyển Atlat Địa lí Việt Nam, trong các kỳ kiểm tra, các kỳ thi không thể thiếu quyển Atlat. Việc khai thác tốt quyển Atlat Địa lí Việt Nam được xem như một nghệ thuật góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí tại các trường THPT.

Hiện nay, trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi quyển Atlat Địa lí Việt Nam không còn được xem là một công cụ rất quan trọng, không còn hỗ trợ nhiều cho học sinh khi làm bài kiểm tra, làm bài thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Nếu xem vai trò của quyển Atlat Địa lí Việt Nam như trước đây, học sinh sẽ không đủ thời gian để hoàn thành tốt bài kiểm tra, bài thi. Nội dung kiến thức các em đã học trong sách giáo đã rất nhiều, dàn trải từ bài đầu cho đến bài cuối, ngoài ra các em còn phải vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để phân tích tổng hợp, vận dụng để giải quyết vấn đề.

Trước thực trạng trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu thật kỹ cấu trúc, nội dung chương trình, thời gian thi, hình thức thi trắc nghiệm khách quan hiện nay so với trước đây để có phương pháp dạy học thích hợp nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác một cách hiệu quả nhất phù hợp với hình thức thi và thời gian thi, phù hợp với cấu trúc, ma trận đề thi THPT Quốc gia do Bộ  Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Ưu và nhược điểm khi khai thác kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam bằng hình thức thi tự luận:

- Ưu điểm:

Thời gian thi trước đây là 90 phút đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT và 180 phút đối với kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng nên học sinh có nhiều thời gian hơn để quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam phục vụ cho việc làm bài được tốt hơn.

Nếu học sinh có được kỹ năng khai thác tốt Atlat Địa lí Việt Nam các em vẫn có khả năng làm bài tốt, đạt được điểm cao trong các kỳ thi đôi khi không cần học bài nhiều vì thời gian làm bài thi khá dài nên các em chủ động trong quá trình làm bài.

Nâng cao được vai trò quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc dạy và học bộ môn Địa lí. Thậm chí quyển Atlat Địa lí Việt Nam được xem là công cụ không thể thiếu đối với học sinh trong quá trình dạy và học, trong các kỳ kiểm tra, các kỳ thi.

Phần lớn các nội dung kiến thức quan trọng của chương trình học đã được thể hiện trong quyển Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh dành nhiều thời gian cộng với sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể khai thác tốt những nội dung kiến thức đó.

- Nhược điểm:

Do lượng kiến thức khai thác trong Atlat Địa lí Việt Nam khá nhiều đôi khi làm cho giáo viên và học sinh dẫn đến chủ quan trong quá trình dạy và học bộ môn, một số học sinh xem nhẹ việc học trên lớp, học bài, rèn luyện kỹ năng ở nhà cứ mong chờ vào quyển Atlat Địa lí Việt Nam để giúp cho các em làm bài đạt hiệu quả cao trong các kỳ kiểm tra, thi cử.

Hiện nay hình thức thi đã thay đổi từ tự luận sang hình thức trắc nghiệm khách quan nên giáo viên và học sinh gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học, trong kiểm tra, thi cử. Những khó khăn đó là: giáo viên rất khó để hướng dẫn học sinh khai thác tốt quyển Atlat Địa lí Việt Nam do nội dung kiến thức trong sách giáo khoa nhiều, dàn trải, thời gian thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan không nhiều. Học sinh băn khoăn không biết quan sát cái gì, khai thác cái gì để làm bài tốt, các em không có đủ thời gian để khai thác kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam phục vụ cho việc làm bài.

Lượng kiến thức trong sách giáo khoa đã quá tải, dàn trải, ngoài ra còn có một lượng kiến thức nhất định đòi hỏi các em phải biết về tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, nếu giáo viên và học sinh chú trọng quá nhiều vào kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam sẽ gây ra nhiều áp lực đối với học sinh.

Mặc dù Atlat Địa lí Việt Nam được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình dạy và học học bộ môn Địa lí, trong quá trình thi cử nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh ít quan tâm đến quyển Atlat Địa lí Việt Nam, các em thiếu những kỹ năng cần thiết để khai thác Atlat, các em chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, khai thác tốt quyển Atlat.

Trước thực trạng trên, tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một số phương pháp nhằm giúp cho học sinh giảm bớt được áp lực trong quá trình học mà còn giúp cho các em có thể khai thác một cách hiệu quả nhất trong các kỳ kiểm tra trong nhà trường và kỳ thi THPT Quốc gia.


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn