THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG LÀ GÌ?
Cập nhật lúc: 12/03/2020
 
      1. Khái niệm bạo lực học đường - Bạn có biết?

Chúng ta vẫn thường xuyên nghe nói về bạo lực học đường, tuy nhiên phần lớn vẫn nghĩ về vấn nạn này như là một cuộc giao tranh, xô xát và đánh nhau giữa các học sinh. Trên thực tế, bạo lực học đường còn bao gồm nhiều mức độ nghiêm trọng hơn thế. Vậy bạn hiểu vấn nạn bạo lực học đường là gì?

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh về bạo lực học đường

Theo  Wikipedia thì  bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

          Bạo lực học đường xuất hiện và tồn tại  mọi ngõ ngách của trường học. Đây là hành vi đáng lên án, đáng xấu hổ cần phải bài trừ. Nhắc đến bạo lực học đường nhiều người phải e ngại, phải che mặt quay đi vì những hành vi bạo lực mà tuổi trẻ bồng bột đã gây ra.

          Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa thể quên những hình ảnh cô cậu học trò mặc áo sơ mi trắng, áo dài trắng thanh lịch, trang nhã nhưng tay cầm mã tấu, dùi cui đi đánh nhau. Và cũng chắc rằng chúng ta không khỏi ám ảnh bởi những hình ảnh những chiếc áo dài trắng tinh khôi bị bạn học của mình xé toạc đi, tay cầm nón bảo hiểm đánh túi bụi vào bạn học của mình và những clip như thế được tung tràn lan trên mạng xã hội. Đó là một cảnh tượng hết sức nhức nhối, đau đầu cho toàn xã hội, gia đình và nhà trường.

          Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau.Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn. 

          Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.

          Tuy nhiên, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề bạo hành giữa học sinh với học sinh với nhau.Bạo lực học đường còn bao gồm cả những hành vi, hành động bạo lực của giáo viên đối với học sinh hay cả của học sinh đối với giáo viên.

           Có thể nói hình thức bạo lực học đường ngày càng đa dạng, phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau.

 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay

           2.1. Từ chính bản thân học sinh

                          Kết quả hình ảnh cho hình ảnh về bạo lực học đường

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh  đối tượng từ 12-17 tuổi.Giai đoạn này  hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam

         2.2. Từ phía nhà trường

Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.

        Mặt khác, cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

          2.3. Từ phía gia đình

Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam.Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.   Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.

          2.4. Nguyên nhân bạo lực học đường ở việt nam từ phía xã hội
         Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..).

          Những hình ảnh này được phát tán công khai trên mạng xã hội, khi trẻ em vị thành niên xem ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý sau này.

                                            GV: Trần Thị Út Vàng - tổng hợp

           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn