THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Tìm hiểu lịch sử ngày 20/11 - Ngày tôn vinh những người lái đò thầm lặng
Cập nhật lúc: 19/11/2024
 
 

Lịch sử ngày 20/11 mang trong mình những ý nghĩa đặc biệt, là ngày tôn vinh những cống hiến quan trọng của những người lái đò. Đây cũng là dịp mà các thế hệ học trò thể hiện lòng kính trọng và tri ân đối với thầy cô của mình.

Lịch sử ngày 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam là một dấu mốc quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc trong hành trình phát triển của ngành giáo dục. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò thể hiện tình yêu thương, lòng kính trọng, biết ơn của mình đối với thầy, cô giáo. Cùng tìm hiểu rõ hơn về lịch sử ngày 20/11 trong bài viết này nhé!

1. Lịch sử ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày Nhà giáo là một ngày lễ quan trọng, quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết về lịch sử và ý nghĩa ngày 20/11. Sau đây, cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời ngày 20/11 nhé!

Vào tháng 01/1946, tại Paris, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ đã ra đời với tên gọi là FISE (Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949 tại Hội nghị quốc tế Vacsava, FISE đã xây dựng bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương. Nội dung hiến chương tập trung vào việc đấu tranh chống lại hệ thống giáo dục tư bản, phong kiến; xây dựng một nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà giáo. 

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Công đoàn Giáo dục Việt Nam liên kết với FISE để tố cáo âm mưu xâm lược của đế quốc đối với nhân dân ta, đồng thời giới thiệu thành tích của nền giáo dục cách mạng. Vào mùa xuân năm 1953, dưới sự hướng dẫn của Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tham gia hội nghị FISE tại Viên (Áo) và trở thành thành viên của tổ chức này. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, hội nghị FISE với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã quyết định chọn ngày 20 tháng 11 làm Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. 

Lần đầu tiên, vào ngày 20/11/1958, ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên khắp miền Bắc nước ta. Ngày 28/9/1982, theo nghị định của ngành Giáo dục, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam, chính thức xác định ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày này trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh và tri ân những người làm công tác trồng người.

Description: icon prevDescription: icon next

2. Ý nghĩa ngày 20/11 - Tri ân người chèo lái “con thuyền tri thức”

Lịch sử ngày 20/11 là một dấu mốc quan trọng trong ngành giáo dục. Ngày 20/11 là ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, là ngày hội của ngành giáo dục, của các nhà giáo. Ý nghĩa ngày 20/11 thể hiện rõ truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta nhằm mục đích tri ân những người trong lĩnh vực giáo dục. Đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô, những người đã có công dạy dỗ, uốn nắn, chắp cánh cho chúng ta trên con đường học vấn. Họ đã không quản ngại khó khăn, vất vả để truyền đạt kiến thức, giúp đỡ học sinh phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và tâm hồn.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người làm công tác giáo dục, những người thầm lặng cống hiến cho công cuộc trồng người của dân tộc, những người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Ngày này còn có ý nghĩa to lớn giúp nhìn lại những kết quả hoạt động trong một năm đồng thời cũng là thời điểm để ban ngành giáo dục đánh giá hiệu quả và có những bước cải tiến, nâng cao hiệu quả trong công tác dạy và học.


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn