THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng xã hội
Cập nhật lúc: 06/06/2024
 
                Đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái về quyền con người ở Việt Nam trên không gian mạng

Sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi cuộc sống cũng như sự phát triển của kinh kế xã hội. Thời kì hội nhập quốc tế với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cuộc sống cũng như nhận thức đã giúp con người ngày càng xích lại gần nhau hơn. Bên cạnh những thành công, vai trò tác dụng của thành tựu khoa học công nghệ mang lại cho con người, ít nhiều nó cũng tác động không nhỏ những tiêu cực xã hội ảnh hưởng tới tư tưởng, giá trị đạo đức  tinh thần của con người Việt Nam. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề nhân quần, tự do dân chủ để chống phá Đảng và Nhà nước. Để góp phần bảo vệ, tuyên truyền, lan tỏa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân mà tiêu biểu là mỗi cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đặc biệt ở môi trường không gian mạng xã hội.

1-    Khái quát về quyền con người theo hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiến pháp 2013

Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. 

Theo Nghị quyết số 6248 năm 1965 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội, theo khuyến nghị của uỷ ban Nhân quyền, các quốc gia thành viên LHQ có trách nhiệm mỗi năm một lần báo cáo cho Tổng thư ký LHQ. Từ năm 1976 sau khi hai Công ước về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá có hiệu lực, hệ thống báo cáo của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đến Tổng thư ký Liên hợp quốc được thay đổi theo quy trình mới. Theo Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, các quốc gia thành viên báo cáo về các biện pháp của mình áp dụng và những thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người được ghi nhận trong Công ước. Trên cơ sở thông tin thu nhận được, Hội đồng Kinh tế - Xã hội có quyền ra khuyến nghị chung cho tất cả các nước. uỷ ban Nhân quyền của Liên hợp quốc cũng chỉ có quyền nhận xét, đánh giá chung vế việc thực hiện quyền con người trong phạm vi toàn thế giới.

Theo Hiến pháp 2013, chương 2, Điều14-15 Quy định cụ thể về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Điều 14:

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

 

Điều 15:

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Tóm lại, để thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người Liên hợp quốc đã tạo ra cơ chế kiểm soát với nhiệm vụ chính là xem xét các báo cáo của các quốc gia thành viên về thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người. Cơ chế này hoạt động phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng quốc tế để bảo vệ các quyền cơ bản của con người trong thế giới hiện đại. Quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

2 – Những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi vấn đề nhân quyền chống phá Đảng, Nhà nước.

2.1  -  Dân chủ nhân quyền –một trong ba trụ cột của chính sách đối ngoại Mỹ.   

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề dân chủ nhân quyền đặc biệt được các quốc gia quan tâm đến bởi lẽ không ai muốn chứng kiến những cảnh tàn  sát  khủng khiếp trong quá khứ sẽ lặp lại một lần nữa. Dân chủ nhân quyền trởthành một vấn đề quốc tếrộng rãi. Khi quyền con người được đưa vào nội dung Hiến chương Liên Hợp Quốc, với thế giới, đó là một bước tiến đáng ghi nhận, còn đối với Mỹ, đó lại là một bước đệm quan trọng giúp Mỹ thực hiện được âm mưu của mình. Nói như vậy là bởi, đã từ lâu, Mỹ rất coi trọng việc lợi dụng vấn đề nhân quyền trong hoạt động chính trị, ngoại giao của mình. Các chính quyền Mỹ đã biến dân chủ nhân quyền trở thành một thứ vũ khí sắc bén.Mỹ sử dụng thứ “vũ khí” này  ngay  từ đầu những năm 50s. Khi Aixenhao đắc cử tổng thống, ông này đã ngay lập tức tổ chức”Tuần lễ các nước đòi nhân quyền và giải phóng” hàng năm tại Mỹ nhằm kích động phong trào chống CNXH trên thế giới. Bằng cách này, chính  quyền Mỹ có thể tác động đến tâm lí người dân, hướng họ theo suy nghĩ của giới lãnh đạo Mỹ chứ không phải suy nghĩ của chính họ. Đến năm 1961, trong nhiệm kì của mình, Kenedy đã quán triệt chủ trương lợi dụng triệt để vấn đề nhân quyền để phát huy ảnh hưởng và đạo lí. Sang đến thời Cater, vấn đề dân chủ nhân quyền thực sự trở thành nội dung cơ bản của thuyết đối ngoại, là hạt nhân của chính sách đối ngoại. Chính quyền Cater còn cho thành lập Cục nhân quyền trực thuộc Bộ Ngoại giao, có chức năng thường xuyên báo cáo về tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới cho tổng thống. Và đây đã trở thành công việc thường niên được nước Mỹ duy trì cho đến tận bây giờ. Năm 1981, khi chính sách ngoại giao nhân quyền được triển khai lộ liễu, gây ra nhiều phản ứng từ dư luận quốc tế và trong nước thì Mỹ một mặt tuyên bố không tiếp tục thực hiện chính sách này  nữa, một mặt vẫn ngấm ngầm theo đuổi thông qua các diễn đàn  quốc tế và  tiến hành “diễn biến hòa  bình”  với các nước XHCN.

Mỹ đã lợi dụng dân chủ nhân quyền như là một công cụ để áp đặt các giá trị Mỹ lên các quốc gia khác. Hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa ra những báo cáo nhân quyền của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mỹ chỉ trích Việt Nam “đàn áp nhân quyền”, hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền tư do báo chí và tự do tín ngưỡng của người dân.Hơn mười năm sau khi bình  thường hóa, năm nào Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa ra những báo cáo tương tự như vậy về Việt Nam. Đó hoàn toàn là những báo cáo sai lệch, thiếu khách quan, ko công bằng và  không xuất phát từ thiện chí. Với những luận điệu như chính phủViệt Nam cấm giới truyền thông viết bài về vai trò của đảng cộng sản, quảng bá thuyết đa nguyên, hay dân chủ đa đảng, hoặc nêu ra những vấn đề liên quan đến chính sách của chính phủ về chính quyền, bằng cách nàyMỹ muốn tác động đến suy  nghĩ, ý thức của những người dân Việt Nam, muốn lợi dụng, kích động những thành phần thiếu hiểu biếtgây ra rối loạn về chính trị xã hội, chuẩn bị cho những mưu đồ đen tốichống pháchính phủ Việt Nam.

2.2 - Âm mưu của các nước phương tây cho rằng “quyền con người không có biên giới quốc gia” – một cách che giấu mưu đồ quốc tế hóa các vấn đề nhân quyền, mở đường can thiệp vào công việc nội bộ, chủ quyền quốc gia

Một số nước phương Tây tuyệt đối hóa tính phổ biến, phổ quát của quyền con người, phủ định hoặc cố tình “lờ đi” tính đặc thù của quyền con người, ra sức cổ vũ cho cái gọi là “quyền con người không có biên giới quốc gia”, “nhân quyền phổ biến chỉ có một, bất kỳ quốc gia nào cũng đều cần phải tuân thủ tiêu chuẩn thống nhất về quyền con người”. Không chỉ dừng lại ở việc nêu lên quan điểm, một số nước phương Tây còn dựa trên “tiêu chuẩn” chủ quan của mình để kêu gọi việc thiết lập cơ chế cần thiết nhằm đánh giá việc thực hiện quyền con người của nước khác. Chẳng hạn, Quốc hội Mỹ đã ra nghị quyết yêu cầu Chính phủ Mỹ hằng năm phải đệ trình báo cáo tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới. Trước tiên, cần khẳng định rằng, quyền con người là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, dù vấn đề quyền con người có tính phổ biến, có điểm chung ở mức độ nhất định, nhưng không thể coi nhẹ hoặc phủ nhận tính đặc thù của nó. Mặt khác, cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người cũng không được vượt qua chủ quyền quốc gia.

Các nước phương Tây đưa ra tiêu chuẩn phổ biến về quyền con người là không hiện thực, thậm chí là lừa bịp. Sự phát triển và cải thiện về quyền con người luôn tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể ở từng quốc gia – dân tộc. Do sự khác nhau về điều kiện của từng quốc gia nên không thể có tiêu chuẩn thống nhất về quyền con người mà các quốc gia cần phải tuân thủ. Cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn về quyền con người được quốc tế công nhận. Ngay kể cả đối với khái niệm hoặc định nghĩa về quyền con người, giới nghiên cứu pháp luật nói chung, pháp luật quốc tế nói riêng cũng chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất.

2.3 - Âm mưu của các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vấn đế nhân quyền chống phá Đảng và Nhà nước

 -  Các thế lực thù địch trong và ngoài nước sử dụng các trang mạng có nội dung xấu, không chứng thực bôi xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chống phá cách mạng Việt Nam và tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt lợi dụng tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, lợi dụng vấn đề trung lập thông qua bỏ phiếu trắngcủa việt nam về cuộc chiến trang giữa Nga và Ucraina, lợi dụng các ngày lễ lớn của dân tộc, …  các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã đưa những bài viết lên mạng xã hội có nội dung xuyên tạc về hệ tư tưởng Mác - Lê nin, vấn đề nhân quyền, tự do báo chí ngôn luận và chủ quyền của Việt Nam.  

          -   Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng của các thế lực thù địch lợi dụng truyền thông xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước hiện nay:  Spam hay còn gọi là tin rác, là viết tắt của Stupid Pointless Annoying Messages, từ này có ý nghĩa là những thông điệp vô nghĩa và gây phiền toái cho người nhận, được gửi đến nhiều người dùng với cùng một nội dung. Tin giả được tạo ra bằng nhiều hình thức tinh vi. Đặc biệt, hiện nay nhiều đối tượng đã sử dụng CNTT làm giả tiếng, giả hình, giả video để tạo ra tin giả. Tin giả được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn xã hội. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.  Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.  Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

          Đứng trước những thông tin, bài viết tiêu cực, phản cảm với những thông tin khó kiểm chứng không phân biệt được đúng hay sai, thật hay giả mà ngưởi đọc tiếp xúc ít nhiều đã tác động đến tư tưởng, nhận thức của cá nhân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi tầng lớp trong xã hội về tư tưởng, thái độ, quan điểm chính trị của một bộ phận quần chúng và đảng viên, làm mất niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Do đó người dùng mạng phải có nhận thức đúng đắn, có tư tưởng vững vàng, phân biệt được thông tin đúng hay sai, thật hay giả để phản bác những thông tin sai trai, bênh vực lẻ phải, và chia sẻ những thông tin , hình ảnh có trách nhiệm, những bài viết hay hữu ích cho cộng đồng và xã hội.


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn