THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Truyền thống tôn sư trọng đạo
Cập nhật lúc: 17/03/2018
Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa ông bà ta có câu:“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

Ca dao tục ngữ Việt Nam đã có nhiều câu nói ca ngợi công ơn của các bậc làm thầy. Ngày nay trong bối cảnh xã hội hiện đại, nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo ấy củng phải được giữ gìn thấu đáo hơn.

Tôn sư trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Vậy theo chúng ta “ Tôn sư trọng đạo là gì ? “ Tôn sư trọng đạo là kính trọng và đề cao người thầy người dạy học trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trọng đạo là người học phải biết tôn trọng, lể phép với người thầy vì người thầy đã giảng dạy truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức , đạo học làm người và những tri thức khác. Tôn sư trọng đạo là quý trọng thầy và đồng thời phải biết chăm lo học hành , giữ cái đạo đức của thầy dạy , mở mang cái đạo của thầy , làm cho thầy vẻ vang. Vậy thì theo chúng ta , tại sao người xưa lại dạy răn dạy chúng ta phải biết tôn sư trọng đạo ? Có thể thấy vai trò người thầy hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với bất kì một quốc gia hay dân tộc nào. Người thầy dạy chữ , dạy kiến thức cho chúng ta , đem đến cho ta những hiểu biết để tao sống tốt hơn , có ích hơn . Người thầy lại dạy ta đạo lí , nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọngvì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người , như ai đó đã từng nói “ Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất . Nhân dân ta “trọng đạo “ chính là trọng các nghề “ trồng người “ cao quý ấy . Nghề dạy học gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu , nước mạnh , xã hội phát triển tốt đẹp . Xưa , ông cha ta đã nói “ hiền tài là nguyên khí của quốc gia “ , nay ta lại khẳng định “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu “ nhưng điều đó không thể không liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta . Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí , một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế. Nó là sức mạnh tinh thần , tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến giàu mạnh.

Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp đã có từ ngàn năm. Truyền thống đó n ngày này đang được chúng ta tiếp nối , bổ sung và phát triển . Nhân dân ta rất coi trọng việc học hành . Thầy giáo được cả xã hội quý trọng và đặt được vào vị trí cao nhất . Ngày nay truyền thống đó được bổ sung và phát huy. Đảng và nhà nước ta coi những chính sách tích cực để khuyến khích giáo dục . Giáo dục cần được xã hội hóa . Người thầy vẫn được đề cao và coi trọng với tư cách là người lái đò cho thế hệ tương lai .

Từ một đạo lí truyền thống của dân tộc , tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng “ trồng người “ của chủ tịch Hồ Chí Minh . Nó không chỉ là đạo lí tình cảm mà còn là tinh thần , sức manh , hành động cách mạng để đưa nước ta đi lên ngày càng giàu mạnh . Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta .

Tuy nhiên vẫn có hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống tôn sự trọng đạo của nhân dân ta . Nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề phải tôn trọng , lễ phép với thầy , cô và coi trọng đạo học mà thầy truyền dạy . Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng , học tập ... Trước thực trạng đó , quan niệm tôn sư trọng đạo cần được phát huy và bổ sung , phải trả quan hệ thầy trò về đúng nghĩa của nó , phải coi trọng việc học thực chất , tránh bệnh thành tích và gian lận trong thi cử .

“ Trọng thầy mới được làm thầy “ có nghĩa là  nếu không tộn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được . Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò . Vì thế , tôn sư trọng đạo không chỉ là nghĩa vụ , trách nhiệm của người làm trò mà còn là đạo lí , lương tri của con người trong xã hội .

           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn