THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
NHỮNG CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ GIẢM CĂNG THẲNG, LO ÂU KHI ÔN THI
Cập nhật lúc: 02/01/2025
 
 

NHỮNG CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ GIẢM CĂNG THẲNG, LO ÂU KHI ÔN THI

Các kì thi luôn mang đến nhiều áp lực và stress lớn cho các thí sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giải tỏa áp lực và duy trì sự tự tin trong quá trình ôn tập. Những cách sau sẽ giúp giải tỏa áp lực thi cử, giảm stress và đạt hiệu quả tốt khi ôn thi.

1. Lập kế hoạch học tập cụ thể

Học tập và thi cử đóng vai trò quan trọng đối với mỗi học sinh, nhưng để đạt được kết quả tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, bạn cần biết cách tổ chức và phân chia công việc một cách hiệu quả. Để tiết kiệm thời gian và học tập hiệu quả, việc lập một thời khóa biểu cá nhân là điều cần thiết.

Thói quen sắp xếp công việc trong ngày không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn giúp bạn biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện và hoàn thành chúng một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình ôn thi, khi bạn cần phải tổ chức thời gian và phân bổ cho từng môn học một cách hợp lý. Thói quen này giúp tránh căng thẳng và áp lực quá mức trong kỳ thi, đảm bảo bạn có thể duy trì tinh thần thoải mái và tập trung vào việc học.

2. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi kì thi

Các kỳ thi quan trọng như thi đại học mang đến áp lực lớn cho nhiều học sinh và sinh viên, gây ra căng thẳng đáng kể. Để giảm bớt stress trong quá trình học tập và thi cử, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là cách hiệu quả nhất.

Điều này bao gồm sự chuẩn bị về kiến thức, dụng cụ cần thiết cũng như quan tâm đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Khi chuẩn bị mọi thứ một cách đầy đủ và kiểm tra kỹ lưỡng sẽ mang lại sự an tâm cho bạn.

3. Tránh học tập quá sức

Đó là một quá trình không chỉ giới hạn trong thời gian học sinh, sinh viên mà kéo dài suốt cả cuộc sống trưởng thành. Tuy nhiên, mỗi người có khả năng và tốc độ tiếp thu kiến thức riêng, và điều này sẽ tạo ra sự chênh lệch trong quá trình học tập.

Vì vậy, rất quan trọng để bạn nhận biết phương pháp học tập phù hợp với bản thân. 

4. Chia sẻ với bạn bè, người thân

Tuổi học sinh là giai đoạn nhạy cảm, chuyển đổi tâm lý nhẹ cũng có thể làm cho bạn dần xa cách gia đình và người thân. Trong một số trường hợp, những khó khăn và căng thẳng trong học tập và cuộc sống khiến cho một số người lựa chọn giữ im lặng và không thể chia sẻ với cha mẹ hoặc gia đình.

Tuy nhiên, nếu bạn không bày tỏ được những căng đó sẽ khiến cho bản thân cảm thấy bế tắc hơn. Do đó, hãy cố gắng chia sẻ và tâm sự với những người xung quanh về những lo lắng và áp lực mà bạn đang trải qua, có thể là cùng ba, mẹ, anh chị hoặc giáo viên.

5. Áp dụng phương pháp thư giãn tự nhiên

Trong quá trình chuẩn bị các kỳ thi quan trọng như ôn thi đại học, thi cuối kỳ bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giải tỏa stress nhanh chóng và hiệu quả như hít thở sâu, ngồi thiền, nghe nhạc, uống trà thảo mộc, tập yoga, hoặc ngâm chân với nước ấm là những mẹo nhỏ có thể giúp ổn định tâm trạng và giảm nguy cơ căng thẳng đáng kể.
6. Không tự tạo áp lực cho bản thân
Khi bạn đặt ra mục tiêu học tập, hãy xem xét và tự đánh giá năng lực, khả năng của bản thân và đảm bảo mục tiêu phù hợp. Đừng cố gắng đặt kỳ vọng quá cao so với khả năng của mình. Đôi khi, việc đặt kỳ vọng quá lớn có thể không chỉ gây áp lực mà còn làm bạn mệt mỏi và dễ bị căng thẳng hơn. Hãy biết định hình mục tiêu hợp lý để tạo động lực tích cực trong quá trình học tập.

7. Đảm bảo ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ ngon và chất lượng cũng là một cách giảm stress cho học sinh. Vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp thời gian sao cho cân bằng với việc học tập và vẫn đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày. Một giấc ngủ khoa học sẽ hạn chế tình trạng căng thẳng, quá tải cho não bộ. Đồng thời, tăng cường khả năng ghi nhớ.

Ngược lại, việc thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, lờ đờ. Điều này có thể tác động xấu đến trí não, hệ thống thần kinh gây cảm giác chán nản, tiêu cực và mất động lực để học tập.

8. Dinh dưỡng cân đối

Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân đối sẽ góp phần giúp làm giảm stress hiệu quả. Nhiều học sinh hay có thói quen bỏ bữa sáng, ăn sáng qua loa và thiếu chất vì dành quá nhiều thời gian cho việc học. Về lâu dài, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất học tập.

Một chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ các chất sẽ giúp cơ thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, hãy đảm bảo ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa sáng, tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể.

9. Tập thể dục hàng ngày

Một trong những cách để giảm stress cho học sinh là duy trì thói quen vận động, tập luyện thể thao mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp nâng cao thể lực mà còn có tác dụng cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Nếu quỹ thời gian hạn chế, bạn có thể dành ra ít nhất khoảng  30 phút mỗi ngày để tập một số bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, giãn cơ hoặc tham gia các hoạt động vận động nhẹ nhàng.

10. Tư vấn tâm lý

Tư vấn tâm lý là một phương pháp sử dụng ngôn ngữ nhằm tác động đến tâm lý của con người. Trong trường hợp các sĩ tử gặp căng thẳng quá độ do áp lực học tập và thi cử, tư vấn tâm lý có thể giúp làm dịu tinh thần, giúp họ bình tĩnh và dễ dàng vượt qua những khó khăn đang đối diện.

Việc áp dụng những bí quyết giải tỏa áp lực và giảm stress trong quá trình ôn tập có thể giúp bạn đạt được sự thư thái và tự tin cần thiết để đạt kết quả tốt khi thi. Hy vọng các sĩ tử sẽ áp dụng những bí quyết này vào quá trình ôn thi một cách tích cực và hiệu quả trong kỳ thi sắp tới.

 


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn