THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Người Việt chi 49.000 tỷ đồng mua thuốc lá mỗi năm
Cập nhật lúc: 06/11/2024
Ước tính người Việt Nam chi 49.000 tỷ đồng mua thuốc lá mỗi năm, trong khi đó chi phí khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm liên quan sử dụng thuốc lá tốn khoảng 108 nghìn tỷ đồng.
     "Thuốc lá đang gây ra những gánh nặng to lớn đến kinh tế cũng như sức khỏe tại Việt Nam", thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), nói tại hội nghị về phòng chống tác hại thuốc lá, ngày 17/10.
      So với thuế thu được về thuốc lá, Việt Nam đáng gánh chịu thiệt hại về kinh tế gấp nhiều lần. Một nghiên cứu của Bệnh viện K ghi nhận gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận các bệnh liên quan thuốc lá gây ra 104.300 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, trong đó có gần 19.000 ca do hút thuốc lá thụ động.
    Những căn bệnh liên quan đến dùng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi... là những nguyên nhân hàng đầu cướp sinh mạng người Việt. Thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho rừng bị tàn phá và ô nhiễm môi trường, từ đầu mẩu thuốc lá, tàn thuốc lá, khói độc thải ra.
     Theo bà Hương, điều đáng chú ý là tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá đang tăng cao. Cụ thể, phụ nữ từ 15 tuổi hút thuốc lá tăng từ 1,1 lên 1,5% trong 8 năm qua, trong khi tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm rõ rệt từ 45,3 xuống còn 38,9%. Nguyên nhân quan trọng là ngày càng nhiều học sinh nữ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - con đường dẫn đến hút thuốc lá điếu thông thường sau đó.
     Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy hút thuốc lá điện tử ở tuổi 14 dẫn tới tăng nguy cơ hút thuốc lá thông thường ở tuổi 17. Hút thuốc lá điện tử dẫn tới tăng sự khởi đầu hút thuốc lá thông thường và kéo dài tình trạng này, gây nhiều hệ lụy. Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi tăng nhanh từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Xu hướng này cũng xuất hiện ở người trưởng thành, với tỷ lệ từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020.
     "Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường gần 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử đang nhắm vào giới trẻ", bà Hương nói. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong thanh thiếu niên giảm mạnh, đặc biệt ở trong nhóm tuổi từ 13 đến 17 tuổi. Tình hình tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá đã giảm đáng kể tại hầu hết các khu vực có quy định cấm.

Băng rôn hưởng ứng phong trào thi đua "Công đoàn cơ sở không khói thuốc lá" được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phát động toàn quốc.
      Triệu chứng khởi phát phổ biến sau sử dụng thường là lơ mơ, rối loạn ý thức và kích động. Trong số bệnh nhân nhập viện, gần 52% có biểu hiện rối loạn về cảm xúc, tâm thần, trong đó gồm kích động la hét, ảo giác, hoang tưởng, không kiểm soát được hành vi. Rất nhiều trường hợp sau khi điều trị đã để lại di chứng khó hồi phục.
      Bộ Y
tế đang trình Chính phủ xem xét và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam. Bộ cũng đã ban hành bộ tài liệu hướng dẫn thực thi môi trường không khói thuốc lá tại các địa điểm công cộng.
                                                                                                                    (Sưu tầm)

           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn