Viêm hô hấp trên là bệnh gì? Đường hô hấp trên gồm xoang, đường mũi, hầu họng và thanh quản có nhiệm vụ dẫn không khí từ môi trường bên ngoài cơ thể, sưởi ấm, làm ẩm, thanh lọc và sau đó đưa không khí đến phổi để thực hiện quá trình hô hấp, trao đổi khí. Vì là các cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên chúng rất dễ bị tấn công từ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… Trong đó, virus là nguyên nhân gây viêm đường hô hấp phổ biến nhất.
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên: Viêm đường hô hấp trên xảy ra do các tác nhân gây bệnh xâm lấn trực tiếp và các niêm mạc của các cơ quan trong đường hô hấp trên. Một số tác nhân gây bệnh thường gặp gồm: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, Bordetella, virus hợp bào hô hấp, virus sởi cúm, vi khuẩn E.coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, nấm candida…
Đối tượng gây viêm đường hô hấp trên: Viêm đường hô hấp trên thường xảy ra ở các đối tượng sau: Khoang mũi, đường dẫn khí bị tổn thương. Vệ sinh kém, không thường xuyên rửa tay, nhất là khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh………….
Viêm đường hô hấp trên lây qua đường nào? Viêm đường hô hấp trên là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) thường được lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn hô hấp trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn, virus, nấm mốc……….
Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên: Để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống, bạn nên chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp trên.
+ Thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc, đặc biệt là khi có dịch bệnh bùng phát: hạn chế; đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh. Khi ra ngoài, bạn nên đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể cẩn thận để tránh nhiễmbệnh.
+ Lưu ý, nếu có các dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên hạn chếThực hiện chế độ ăn uống khoa học, đủ chất: Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Ăn nhiều rau xanh và trái cây nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
+ Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn bởi đây là nguồn thức ăn lý tưởng bổ sung đủ chất và kháng thể cho trẻ. Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày cũng là một trong những cách bảo vệ sức khỏe.Đảm bảo vệ sinh cá nhân và không gian sống:
+ Bạn nên tập cho mình thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn đúng cách, nhất là sau khi đi vệ sinh, hắt hơi, ho, xì mũi và trước khi ăn. Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng nước bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn của các nha sĩ là một trong những cách hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ.
+ Bên cạnh đó, việc vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ốc và các vật dụng cá nhân thường xuyên sẽ giúp tạo môi trường sống lành mạnh, an toàn, hạn chế được sự sinh sôi và phát tán của tác nhân gây bệnh.Vận động, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày: Tập thể dục, tham gia các bộ môn thể thao, tập yoga,… sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi với bệnh.
+ Thực hiện lối sống cân bằng, khoa học: Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, hay thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,… nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên cũng như các bệnh lý khác sẽ tăng cao. + Do đó, bạn nên cân bằng chế độ sinh hoạt, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và tránh sử dụng cũng như tiếp xúc với các chất độc hại.Tiêm vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế: Việc tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu mắc bệnh, diễn tiến bệnh dễ kiểm soát, nguy cơ xảy ra biến chứng thấp hơn.
Sưu tầm