
Chuẩn bị kỹ vấn đề trình bày
Trước khi thuyết phục người khác thì bạn phải làm chủ và nắm vững mọi thông tin cần thiết. Hãy suy nghĩ kỹ càng về bộ dữ kiện quan trọng. Hơn nữa phải tìm hiểu cơ bản về đối phương để biết đâu là sở trường và sở đoản của họ. Nhìn chung, chuẩn bị kỹ vấn đề trình bày có nghĩa là:
· Xác định mục đích thuyết phục
· Liệt kê thông tin cần thiết theo thứ tự nhất định
· Chuẩn bị sẵn ảnh, video, hồ sơ, tài liệu cụ thể để làm minh chứng
· Triển khai sẵn các bước trình bày, đặc biệt là nội dung mở đầu và chốt hạ
Giữ sự tự tin
Giữ tinh thần thoải mái và tự tin là cách tốt nhất để thành thạo nghệ thuật thuyết phục. Bạn nên tự tin thể hiện quan điểm của mình bằng giọng nói dõng dạc và hệ thống luận chứng cụ thể. Ngoài ra, chọn thời điểm thích hợp cũng là mẹo hay để tự tin và bình tĩnh. Buổi sáng và đầu giờ chiều là lựa chọn lý tưởng, tránh hẹn giờ thuyết phục vào giờ nghỉ trưa, tối.
Tạo hứng thú với người nghe
Muốn thông tin thêm thuyết phục thì người nói phải tạo được sự hứng thú. Bạn nên kể những chuyện có thật để khơi gợi sự đồng cảm. Trong đó, đề cập đến trải nghiệm cá nhân là cách thuyết phục chi tiết nhất. Đừng quên kết hợp cả ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ tay) để thu hút sự chú ý.

Trình bày luận điểm có dẫn chứng
Hãy sử dụng hệ thống luận điểm và chứng cứ rõ ràng để tạo dựng sự tin tưởng. Muốn đối phương hành động theo ý mình thì nội dung nói ra phải có tính logic và khoa học. Câu chuyện bạn kể dù sáng tạo nhưng thiếu khả thi và hợp lý thì cũng không thể thuyết phục 100% người khác. Từ đó, nên xây dựng lập luận chặt chẽ, kết hợp nhiều ví dụ thực tiễn.
Thuyết phục bằng cách trả lời những thắc mắc
Thủ sẵn câu hỏi thú vị là cách hay để thuyết phục nhiều đối tượng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng chúng linh hoạt và tùy theo hoàn cảnh nhất định. Nên tận dụng bộ câu hỏi 5W1H để làm chủ tâm lý người khác. Những câu hỏi đó bao gồm:
· What? – Là gì?
· Why? – Tại sao?
· When? – Lúc nào?
· Where? – Ở đâu?
· Who? – Ai?
· How? – Làm thế nào?