Với đường bờ biển dài, luôn lộng gió, Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các môn thể thao trên biển, đặc biệt là môn thể thao lướt ván.
Lướt ván là môn thể thao rất được ưa chuộng ở các nước. Không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn là một trải nghiệm lạ với những người ưa cảm giác mạnh.
Môn thể thao lướt ván có nhiều loại hình. Nhưng ta cùng tìm hiểu loại hình thể thao “ lướt ván bằng canô kéo”.

Vận động viên lướt ván đứng được trên mặt nước mà không bị chìm, tại sao lại như vậy?

Nguyên nhân là ở chính tấm ván lướt nhỏ. Khi vận động viên lướt ván thì thân người luôn luôn nghiêng về phía sau, hai chân dùng lực dẫm lên tấm ván lướt hướng về phía trước làm cho tấm ván và mặt nước có một góc nghiêng – khi du thuyền phía trước kéo vận động viên thông qua dây thừng kéo, vận động viên nhận được một lực kéo về phía trước trên mặt nước. Đồng thời, vận động viên đứng trên ván lướt và dùng lực dẫm lên tấm ván lướt hướng về phía trước, vận động viên qua ván lướt tạo ra một lực nghiêng về phía sau trên ván lướt, và lực kéo của du thuyền đối với vận động viên càng lớn thì lực của vận động viên đặt lên mặt nước này cũng càng mạnh. Bởi vì nước không dễ bị ép nhỏ, dựa theo nguyên lý của lực tác dụng và lực phản tác dụng, mặt nước sẽ sinh ra một lực phản tác dụng nghiêng về phía trên để tác động trở lại vận động viên thông qua ván lướt, lực phản tác dụng này chống đỡ cho vận động viên không bị chìm. Dĩ nhiên, lực phản tác dụng này về phần lực có phương hướng trên mặt nước lại trở thành lực cản vận động viên lướt về phía trước, nhưng lực kéo của ca nô có thể dùng để khắc phục phần lực này.
Do đó, vận động viên lướt ván chỉ cần dựa vào kĩ thuật, điều khiển tốt góc độ nghiêng của ván lướt dưới chân là có thể lướt nhanh trên mặt nước.
Trần Thanh Tâm (sưu tầm)