THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Các bản đồ cổ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Cập nhật lúc: 18/05/2023
Cơ sở lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
                      CÁC BẢN ĐỒ CỔ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI

HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

 

          + Theo“Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá, tự Công Đạo sưu tầm, biên soạn và hoàn thành năm 1686, ít nhất đến thế kỷ XVII, bản đồ Việt Nam đã gọi hai quần đảo bằng cái tên chung là Bãi Cát Vàng và ghi nó vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa. Lúc đó, Bãi Cát Vàng còn được gọi bằng nhiều tên khác như: Hoàng Sa, Cồn Vàng, Trường Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa… và ngày nay là Hoàng Sa và Trường Sa.

          Trong lời chú giải bên trên bản đồ có nói rõ việc khai thác “Bãi Cát Vàng” của chúa Nguyễn như sau: “… Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm (1) đến cửa Sa Vinh (2). Mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; có gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”

          + “Giáp Ngọ bình Nam đồ” - bản đồ xứ Đàng Trong do Đoan quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng được vẽ là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

          + “Đại Nam nhất thống toàn đồ” hoàn thành trong khoảng năm 1838 dưới thời vua Minh Mệnh. Trên bản đồ có ghi hai tên “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.

          + “An Nam đại quốc họa đồ” của Giám mục Jean Louis Taberd năm 1838, trong đó có vẽ 9 dấu chấm nhỏ tượng trưng cho khu vực được đánh dấu là Paracels Seu Cát Vàng (Paracels hay là Cát Vàng).

          + “Bộ Atlas thế giới” xuất bản ở Brussels 1827

          “Bộ Atlas thế giới” của Philippe Vandermaelen (1795-1869) - nhà địa lý học kiệt xuất, thành viên Hội Địa lý Paris, xuất bản năm 1827 tại Brussels là một bằng chứng hùng hồn về giá trị pháp lý quốc tế cao, bổ sung vào kho bằng chứng khổng lồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

          Theo tập bản  đồ này, Việt Nam được giới thiệu trong các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110 đều có ghi chú rõ ràng, quần đảo Hoàng Sa (Paracels) thuộc chủ quyền của Đế chế An Nam (Empire d’An-nam) (3). Đặc biệt, tờ bản đồ Partie de la Cochinchine (4) (tờ số 106-Châu Á) là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, minh chứng một cách rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa đã được quốc tế ghi nhận.

          “Bộ Atlas thế giới” xuất bản ở Brussels 1827 hiện do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ bảo quản và lưu giữ từ năm 2014.

 

                                                                                            (Trần Thị Minh Tâm – Sưu tầm)

           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn