THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Gạc Ma vòng tròn bất tử
Cập nhật lúc: 13/03/2023
Kỷ niệm 35 năm trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - Quần đảo Trường Sa (14- 3-1988 - 14-3-2023) 64 liệt sĩ ngã xuống trong sự kiện Gạc Ma năm 1988 đã hòa mình vào sóng nước. Giữa mênh mông biển trời, khúc tráng ca về vòng tròn bất tử mãi ngân vang; hình ảnh kiêu hùng năm ấy là sự tiếp nối mạch nguồn bất khuất, giữ cho Tổ quốc trường tồn.
Gạc Ma, khúc tráng ca bất tử
Kỷ niệm 35 năm trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - Quần đảo Trường Sa (14- 
3-1988 - 14-3-2023) 64 liệt sĩ ngã xuống trong sự kiện Gạc Ma năm 1988 đã
hòa mình vào sóng nước. Giữa mênh mông biển trời, khúc tráng ca về vòng
tròn bất tử mãi ngân vang; hình ảnh kiêu hùng năm ấy là sự tiếp nối mạch
nguồn bất khuất, giữ cho Tổ quốc trường tồn.
       Sắt son một tấm lòng 
Đường về Cam Ranh mùa này lộng gió. Trong căn nhà nhỏ của chị Đỗ Thị Hà, vợ
liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh (phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh) mấy hôm nay lúc
nào cũng nghi ngút hương khói. Căn nhà vốn neo người, nay càng chống chếnh
khi con gái duy nhất của chị và liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh chuyển vào TP. Hồ Chí
Minh công tác. Chị tâm sự: “Nhiều người khuyên tôi theo con vào TP. Hồ Chí
Minh sống cho có mẹ có con. Nhưng làm sao tôi có thể đi được khi đây là tổ ấm
gắn bó bao nhiêu kỷ niệm của vợ chồng. Dù thế nào tôi cũng sẽ giữ lại căn nhà
này để hương khói cho anh, để anh có nơi mà về”. Lấy trong tủ ra một xấp ảnh
đen trắng đã ngả màu, chị Hà từ từ lật từng tấm. Tất cả hoài niệm về liệt sĩ Đinh
Ngọc Doanh như thước phim tua chậm bắt đầu hiển hiện. Trong ký ức của chị,
liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh là người thông minh, sống chan hòa với đồng đội. Anh
quê ở huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình), sau khi đi bộ đội mới vào làm nhiệm vụ ở
Cam Ranh. Một số đồng đội của anh quen biết gia đình chị đã mai mối cho 2
người đến với nhau. “Quen nhau được chừng một năm, chúng tôi làm lễ cưới nhỏ,
đại diện bên anh là các đồng đội. Lúc anh ra đảo làm nhiệm vụ thì con gái chúng
tôi mới 13 tháng tuổi”, chị Hà hồi tưởng. Trước khi đi Trường Sa, dù đơn vị gần
nhà song anh chỉ về nhà đúng 1 đêm. Đêm đó, anh dặn dò chị rất kỹ. Khi ấy, chị
cũng nghĩ anh đi một năm rồi trở về, nhưng không ngờ đó là chuyến đi mãi mãi.
Anh ra đi khi lời hứa sẽ đưa chị về Ninh Bình ra mắt gia đình chồng, đưa con gái
về thăm ông bà nội vẫn còn dang dở. Mất chồng từ khi còn rất trẻ, chị Hà gạt nước
mắt xin đi làm phụ hồ, một mình kiếm tiền nuôi con nhỏ mà chẳng mảy may suy
nghĩ đi thêm bước nữa dù nhiều người ngỏ ý. 35 năm ở vậy nuôi con, giờ đây, chị
Đỗ Thị Hà có quyền tự hào đã thực hiện trọn vẹn mong ước của người đã ngã
xuống khi nuôi dạy con nên người. 
        Gạc Ma bất tử 
Những năm qua, chúng tôi đã bao lần tiếp xúc với thân nhân của các liệt sĩ Gạc
Ma; và lần nào cũng vậy, tất cả ký ức về các anh vẫn vẹn nguyên trong tâm khảm
của những người còn sống. Sự kiện Gạc Ma năm 1988 đã là nỗi đau chung của cả
dân tộc. Mọi người dân Việt Nam không bao giờ quên sự hy sinh của 64 liệt sĩ
năm ấy vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đến thăm gia đình liệt
sĩ Võ Đình Tuấn (xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa), giữa gian nhà là bàn thờ mẹ liệt
sĩ Tuấn nghi ngút khói hương. Anh Võ Đình Dũng - em trai liệt sĩ Tuấn cho biết,
mẹ anh mới mất vài tháng. “Trước khi mất, má dù mệt vẫn thều thào dặn dò mấy
anh em phải cúng giỗ cho anh Tuấn, không được quên. Con của má vẫn nằm lại
biển, đảo, thân xác vẫn chưa được về với má. Má khóc nhiều lắm đến nỗi lòa hết
mắt. Còn ba Võ Ta đã ra đi mấy năm trước. Trước khi mất, ba cũng được chở ra
tận Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma để nhang khói cho anh Tuấn và đồng đội của
anh. Tuy đau thương nhưng cả ba và má đều luôn tự hào về sự hy sinh của anh
Tuấn. Ông bà luôn xem anh và 63 đồng đội cùng ngã xuống là những tấm gương
về lòng trung dũng với Tổ quốc; trong câu chuyện với con cháu đều lấy các anh
làm gương cho những người còn sống noi theo”- anh Dũng tự hào kể lại. Đã 35
năm trôi qua, hình ảnh bi tráng về một Gạc Ma bất tử giờ đây đã trở thành tượng
đài trong lòng của những người còn sống. Máu các anh đã hòa vào sóng biển, tiếp
thêm tình yêu Tổ quốc cho thế hệ hôm nay. Khi nhắc tới cha mình, chị Trần Thị
Thủy, con gái của liệt sĩ Trần Văn Phương (quê ở Quảng Bình) hiện nay công tác
tại Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tự hào tâm sự: “Trong lần ra Trường Sa mới
đây, tàu đi qua vùng biển Gạc Ma, nơi cha tôi đã vĩnh viễn nằm xuống, tôi không
cầm nổi nước mắt. Câu nói “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho
máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống Quân chủng Hải quân anh hùng” của
cha cứ văng vẳng bên tai. Giữa mênh mông sóng nước, hình ảnh cha và các chú
hiển hiện, dương cao lá cờ Tổ quốc giữa trùng khơi như sự khẳng định về chủ
quyền biển, đảo. Hình ảnh ấy khắc sâu trong tâm trí của lớp trẻ chúng tôi”. 
           Tiếp nối truyền thống 
Trong những câu chuyện về Gạc Ma, thật xúc động khi con của người anh hùng 
Trường Sa năm xưa lại viết đơn xin nối nghiệp cha. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp về 
lòng yêu nước, sự tiếp nối truyền thống cha anh. Dù liệt sĩ Trần Văn Phương hy 
sinh khi chưa một lần nhìn thấy mặt con, nhưng có lẽ giờ này ông đã có thể mỉm 
cười khi cô con gái duy nhất Trần Thị Thủy đã tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ
và được công tác tại Lữ đoàn 146. “Tôi luôn tự hào về cha mình và lấy đó làm
động lực để phấn đấu học tập mỗi ngày. Sau khi tốt nghiệp ngành Văn học, Trường
Đại học Quảng Bình năm 2009, tôi vào Khánh Hòa với mong ước được nối nghiệp
cha, góp sức mình gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêngcủa Tổ quốc.
Trên chuyến tàu ra Trường Sa năm 2010, tôi đã làm đơn tình nguyện nhập ngũ để
nộp cho Quân chủng Hải quân. Giờ đây, khi được công tác tại Lữ đoàn 146, nơi
cha tôi từng chiến đấu, là niềm vinh dự của chúng tôi”, chị Trần Thị Thủy tâm sự.
35 năm qua đi, thời gian đủ cho một lớp người trưởng thành. “Lớp cha trước lớp
con sau/Đã thành đồng chí chung câu quân hành”, hai câu thơ quen thuộc trong
bài thơ “Tiếng hát sang xuân” của nhà thơ Tố Hữu hoàn toàn chính xác khi nói về
gia đình của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong - Chỉ huy trưởng Khung giữ đảo Gạc Ma.
Hiện nay, con trai của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong là Thiếu tá Nguyễn Tiến Xuân
đang làm Trợ lý tham mưu tác chiến của Vùng 4 Hải quân. Thiếu tá Xuân cho
biết, anh rất tự hào về truyền thống của gia đình nên từ nhỏ đã nung nấu ướcmơ
lớn lên trở thành chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ vùng trời, vùng
biển thiêng liêng của Tổ quốc. Thiếu tá Xuân kể, cha mất khi anh mới vừa chào
đời được 3 tháng. Khi nghe tin dữ, mẹ anh gần như ngã quỵ nhưng vì hai con còn
nhỏ nên phải gắng gượng nuôi nấng con trưởng thành. Mẹ bảo đó là tình yêu
chung thủy mà mình dành cho chồng.
Năm 2007, cả hai anh em đều viết đơn tình nguyện vào bộ đội ra đảo Trường Sa,
đơn vị cha từng công tác. Anh trai tên Trường được chấp thuận, đã cùng đồng đội
đóng quân ở đảo Nam Yết, còn anh Xuân thi đậu vào Học viện Hải quân. Sau này,
anh Trường xuất ngũ còn Thiếu tá Xuân, sau khi tốt nghiệp ra trường được phân
công công tác tại Vùng 4 Hải quân. Chia tay những thân nhân của các chiến sĩ
Gạc Ma giữa những ngày tháng 3, khúc tráng ca vọng về khiến chúng tôi bồi hồi
xúc động. Những anh hùng liệt sĩ đã quên mình vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của
Tổ quốc, vĩnh viễn nằm lại phía chân trời đã trở thành “vòng tròn bất tử” trong
trái tim của các thế hệ hôm nay và mai sau.  
                                                                                                  Tác giả: ĐÌNH LÂM
                                                                                                          (Sư tầm)
 

           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn