THƯ VIỆN ẢNH

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong ngày
Ôn thi THPTQG
Cập nhật lúc: 08/11/2019
 
 Thi tổ hợp môn Khoa học xã hội: Bí quyết đạt điểm 9, 10 môn Giáo dục công dân

So với các môn học khác, thời lượng môn Giáo dục công dân trên lớp khá ít, chỉ có 45 phút/ tiết/ tuần. Làm thế nào để đạt điểm cao môn này trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 là băn khoăn của không ít thí sinh.

2019 là năm thứ 3 môn Giáo dục công dân (GDCD) được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và thi theo hình thức trắc nghiệm.

Môn GDCD về cơ bản để kiểm tra kiến thức văn hóa xã hội của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì thế các câu hỏi sẽ xuyên sâu vào sự vận dụng bài học trên lớp vào trong cuộc sống thực tế.

Dưới đây là một số “mẹo” giúp thí sinh làm tốt bài thi này trong kỳ thi THPT quốc gia:

Bám sát cấu trúc đề thi tham khảo

Bộ GDĐT khẳng định đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 mà Bộ công bố trước đó là căn cứ quan trọng để thí sinh ôn tập.

Đề thi tham khảo GDCD năm 2019 có 10% nội  dung kiến thức thuộc chương trình lớp 11, tập trung ở một số nội dung trong chuyên đề đầu tiên của chương trình: Công dân với kinh tế, hoàn toàn không có câu hỏi thuộc chuyên đề Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội.

Các câu hỏi vận dụng tình huống thực tế đề cập đến các vấn đề thời sự “nóng” trong dư luận xã hội thời gian qua như: Hoạt động tổ chức đánh bạc, bảo kê, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, sử dụng bằng đại học giả...

 

Học sinh có thể dựa vào cấu trúc đề thi tham khảo để ôn tập, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi.

 

 

Chuyên đề

 

Cấp độ nhận thức

 

Tt

Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

1

Thực hiện pháp luật

2

3

2

5

12

2

Công dân bình đẳng trước pháp luật

1

1

0

0

2

3

Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội

1

1

4

1

7

4

Công dân với các quyền tự do cơ bản

0

2

0

1

3

5

Công dân với các quyền dân chủ

1

3

1

1

6

6

Pháp luật với sự phát triển của công dân

2

1

1

0

4

7

Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

1

1

0

0

2

8

Công dân với kinh tế

4

0

0

0

4

 

Tổng

12

12

8

8

40

 

 

Tt

Chuyên đề

Đề 2018

Đề tham khảo 2019

1

Pháp luật và đời sống

0

0

2

Thực hiện pháp luật

8

12

3

Công dân bình đẳng trước pháp luật

1

2

4

Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội

4

6

5

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

0

0

6

Công dân với các quyền tự do cơ bản

9

5

7

Công dân với các quyền dân chủ

6

5

8

Pháp luật với sự phát triển của công dân

3

4

9

Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

1

2

10

Công dân với kinh tế

8

4

11

Công dân với các vấn đề chính trị xã hội

0

0

 

Cấu trúc đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019. Các câu hỏi dải đều ở 8 chuyên đề. 

Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa

Đề thi GDCD sẽ có 40 câu, thí sinh làm trong thời gian 50 phút. Thông thường khi nhận đề thi, thí sinh sẽ thấy hơi "hoảng" vì nhìn đề khá dài. Tuy nhiên, môn GDCD gần như không có sự đánh đố quá cao siêu cho học sinh, nên thí sinh chỉ cần nắm vững tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa là sẽ có thể làm tốt được bài thi. 

Trong đó kiến thức trong sách giáo khoa sẽ chiếm khoảng 70% và kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ chiếm khoảng 30%.  Thí sinh chỉ cần học trong sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 7. Còn nếu muốn đạt điểm cao hơn, đòi hỏi thí sinh tích cực theo dõi, cập nhật thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng về các sự việc xảy ra hằng ngày trong đời sống-xã hội.

Tìm được từ "khóa" trong câu hỏi

          Hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ đặc thù, các "từ khóa" của từng nội dung để làm căn cứ chọn phương án trả lời đúng nhất. Ví dụ như khi đề cập đến các hình thức thực hiện pháp luật (bài 2, SGK GDCD 12), học sinh cần phân biệt: sử dụng pháp luật (công dân thực hiện quyền - được làm); thi hành pháp luật (công dân thực hiện nghĩa vụ - phải làm); tuân thủ pháp luật (công dân không làm điều pháp luật cấm), từ đó học sinh dễ dàng nhận ra đáp án đúng mà không lo bị đáp án nhiễu chi phối.

Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm.  Từ chìa khóa hay còn gọi là "key" trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề.

Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu. Điều đó giúp thí sinh định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy.

Dùng phương pháp loại trừ

Trong quá trình làm bài thi GDCD, khi chưa xác định được một đáp án đúng thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu để tìm ra câu trả lời đúng.

Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về mặt nội dung. Tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo". Thay vì đi tìm đáp án đúng, bạn hãy thử tìm phương án sai, rồi loại trừ dần.

Khi không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời, đó là cách cuối cùng dành cho bạn.

Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án

Cách phân bổ thời gian khi làm bài thi là "câu nào biết làm trước, câu nào khó làm sau". Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình, thì tiếp tục chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận.

Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên hãy làm câu dễ trước, để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết chính xác đáp án thì hãy dùng phỏng đoán. Tuyệt đối không nên bỏ trống đáp án vì đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh.


           
CÁC TIN KHÁC:

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  GIỒNG RIỀNG
Thị trấn Giồng Riềng - Huyện Giồng Riềng - Tỉnh Kiên Giang
 Website: www.c3giongrieng.edu.vn - Email: c3giongrieng.kiengiang@moet.edu.vn